Kế hoạch dạy học là gì? 5 Bước lập kế hoạch dạy học thu hút
Khi bắt đầu với bất kỳ ý tưởng dạy học nào, việc lập kế hoạch là yếu tố then chốt giúp các đồng nghiệp tổ chức và quản lý các hoạt động giảng dạy hiệu quả. Xây dựng kế hoạch dạy học hoàn chỉnh không chỉ mang lại sự logic cho buổi học mà còn giúp người dạy chủ động trong việc triển khai nội dung, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục. Vậy kế hoạch dạy học là gì và cách lập kế hoạch giảng dạy như thế nào để thu hút người học? Hãy cùng Khánh Hùng Academy tìm hiểu chi tiết qua bài viết ngay sau đây.
Kế hoạch dạy học là gì?
Kế hoạch dạy học là tài liệu thiết yếu giúp người dạy tổ chức và thực hiện bài giảng một cách hiệu quả. Kế hoạch thường được xây dựng trên cơ sở chủ để dạy học, lên các kế hoạch quan trọng như mục tiêu, nội dung, phương pháp và kết quả giảng dạy.
Kế hoạch không chỉ đơn thuần là bản hướng dẫn mà còn được thiết kế chi tiết cho từng buổi học như xác định mục tiêu giảng dạy, dự kiến nguồn lực cần thiết, tổ chức kiểm tra và đánh giá kết quả học tập.
Lập kế hoạch dạy học cũng giúp các đồng nghiệp có cái nhìn tổng quan và cụ thể về những gì cần thực hiện trong các bài giảng, đảm bảo các hoạt động diễn ra suôn sẻ và logic. Từ đó tạo điều kiện cho học viên của mình tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng hơn.
Ý nghĩa của việc lập kế hoạch trong giảng dạy
Kế hoạch dạy học đóng vai trò thiết yếu trong quá trình giảng dạy, giúp người dạy tổ chức và quản lý các hoạt động học tập được trơn tru nhất. Ý nghĩa cơ bản của việc lập kế hoạch dạy học không chỉ nằm ở việc phân chia thời gian hợp lý cho từng đơn vị bài học mà còn tạo ra một môi trường học tập tích cực.
Khi xây dựng kế hoạch, người dạy sẽ hướng đến việc phát huy tính tự giác, chủ động và sáng tạo của học viên. Không chỉ làm tăng cường sự tham gia của học viên trong giờ học, phương pháp này còn khuyến khích họ khám phá kiến thức một cách độc lập. Đồng thời nó cũng giúp người dạy dễ dàng đổi mới phương pháp giảng dạy và nội dung để phù hợp với nhu cầu của từng nhóm học viên.
5 Bước lập, xây dựng kế hoạch dạy học hiệu quả
Kế hoạch dạy học là yếu tố quyết định đến hiệu quả của quá trình giảng dạy. Vì vậy, bạn cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và bài bản để có những bài giảng thành công. Dưới đây là các bước xây dựng kế hoạch dạy học cơ bản giúp các đồng nghiệp có thể dễ dàng áp dụng ngay vào khóa học của mình.
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài giảng
Chắc chắn rằng khi lập bất kỳ kế hoạch nào thì xác định mục tiêu luôn là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất. Mục tiêu bài giảng sẽ giúp các đồng nghiệp định hướng cho cả quá trình giảng dạy một cách logic. Cụ thể bạn có thể xác định mục tiêu qua các câu hỏi sau:
- Chủ đề của buổi học là gì?
- Bạn muốn học viên của mình học được điều gì?
- Học viên cần hiểu được những giá trị nào trong buổi học?
- Sau khi kết thúc buổi học, học viên sẽ làm được gì?
Các đồng nghiệp cần chắc chắn mục tiêu được xác định một cách cụ thể, rõ ràng và có thể đo lường được. Xác định đúng không chỉ giúp bạn tập trung vào những nội dung cần thiết mà còn giúp học viên nắm bắt được những gì họ cần đạt được.
Ngoài ra, người dạy cũng nên xem xét những khái niệm, ý tưởng hoặc kỹ năng quan trọng mà học viên cần nắm bắt. Những yếu tố nào không thể bỏ qua và những kiến thức nào có thể hoãn lại nếu thời gian bài giảng không đủ? Từ đó, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về nội dung cần truyền đạt và phân bổ nội dung rõ ràng hơn.
≫ Tim đọc thêm: Top 10 ý tưởng dạy học online thu hút học viên
Bước 2: Đặt chất xám vào nội dung giới thiệu
Phần nội dung giới thiệu không chỉ là mở đầu cho bài giảng mà còn là cơ hội để bạn kích thích sự hứng thú của học viên, khiến họ quyết định có nên tiếp tục xem tiếp phần nội dung bạn mang đến hay không.
Cách viết nội dung giới thiệu khóa học thu hút sẽ giúp học viên cảm thấy thú vị và sẵn sàng tham gia vào buổi học. Đồng thời, đa dạng cách mở đầu cũng sẽ giúp cho buổi học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. Dưới đây là một số phương pháp mà Hùng thường áp dụng, các đồng nghiệp có thể tham khảo để “biến hóa” phần mở đầu của mình:
- Kể một câu chuyện hoặc ví dụ thực tế: Bằng cách sử dụng câu chuyện có liên quan đến chủ đề mà bạn sắp nói đến để giúp người học dễ hình dung và kết nối với nội dung bạn đem lại.
- Sử dụng câu hỏi thăm dò: Các đồng nghiệp có thể đặt ra một số câu hỏi mở để khơi dậy sự tò mò của học viên và thu hút sự tham gia của họ, có thể như là “Đã có khóa học hoàn chỉnh, nhưng đâu là lý do khiến các đồng nghiệp chưa thực sự thành công?”
- Sử dụng phương tiện trực quan: Video, hình ảnh hoặc đồ thị là những yếu tố mà các đồng nghiệp không thể bỏ qua khi muốn làm cho nội dung sinh động và dễ hiểu hơn.
Bước 3: Xây dựng nội dung chính của buổi học và các hoạt động dạy học
Nội dung chính là phần quan trọng nhất, nơi bạn sẽ truyền đạt kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm cho học viên của mình. Để khoá học của bạn thu hút sự chú ý thì giáo trình của bạn phải “nổi bật” hơn nội dung Free trên mạng và các khoá học “trôi nổi” khác trên thị trường.
Hãy tự viết ra giáo trình cho riêng mình, đảm bảo kiến thức trong đó phải “đủ sâu” và có giá trị cho học viên. Đồng thời, chuẩn bị các tài liệu học phong phú, hình ảnh, video, số liệu hoặc mô hình đi kèm để giải thích các luận điểm cho bài giảng của bạn dễ hiểu hơn.
Do đó, để chắc chắn là tất cả các nội dung khóa học online đều được truyền đạt đầy đủ, khi lập kế hoạch dạy học cho nội dung chính hãy chú ý rằng:
- Chia nhỏ nội dung: Phân chia nội dung thành các phần nhỏ để học viên dễ tiếp thu và ghi nhớ.
- Ước lượng thời gian: Tính toán thời gian cho từng hoạt động để đảm bảo tất cả nội dung cần dạy được truyền đạt trong buổi học.
- Kết hợp các phương pháp dạy học: Sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như làm bài tập cá nhân, hoạt động thực hành, để tạo sự đa dạng đồng thời nâng hiệu quả “tiêu hóa” kiến thức của học viên.
Bước 4: Lên kế hoạch kiểm tra, đánh giá sự hiểu biết của học viên
Trong suốt quá trình giảng dạy, người dạy cần thường xuyên kiểm tra mức độ hiểu của học viên. Việc này không chỉ giúp các đồng nghiệp nắm bắt được tình hình tiếp thu kiến thức của học viên mà còn giúp học viên củng cố lại kiến thức đã học.
Để giúp cân bằng giữa việc giảng dạy và việc tiếp thu kiến thức, các đồng nghiệp có thể áp dụng như: Đặt câu hỏi trắc nghiệm, bài tập nhóm, thuyết trình,… Ngoài ra, các đồng nghiệp cũng nên dự đoán các câu trả lời mà học viên có thể đưa ra và chuẩn bị sẵn cách phản hồi nhanh chóng nhất.
Bước 5: Xây dựng kết luận
Khi kết thúc nội dung bài giảng, bạn cần đưa ra kết luận tổng kết lại những kiến thức chính đã được truyền đạt. Bước này giúp học viên nắm được kiến thức toàn bài giảng mà còn tạo động lực để họ tự ôn tập ở nhà. Các đồng nghiệp có thể thử thêm các phần sau vào cuối video bài giảng, gồm có:
- Tóm tắt nội dung chính: Có thể là bảng, sơ đồ hoặc mind map, giúp học viên nhớ lại những điểm quan trọng đã học trong buổi học.
- Đưa ra các câu hỏi mở: Khuyến khích người học tự nghiên cứu và suy nghĩ về các vấn đề liên quan đến bài học.
- Gợi ý cho buổi học tiếp theo: Giới thiệu sơ về nội dung những bài giảng sắp tới để học viên cảm thấy hào hứng hơn và cũng chuẩn bị chuẩn tinh thần tìm hiểu trước nội dung.
Một số lưu ý trong khi lập kế hoạch giảng dạy trực tuyến
Có thể thấy, lập kế hoạch dạy học cần đầy đủ các bước trên để quyết định sự thành công của quá trình giảng dạy. Nhưng không phải ai cũng có thể lập kế hoạch giảng dạy trực tuyến một cách trơn tru ngay từ đầu. Khi xây dựng khóa học của riêng mình, Hùng cũng đã nhận ra một số bất cập, lưu ý nhất định các đồng nghiệp có thể cân nhắc một số kinh nghiệm mà Hùng chia sẻ dưới đây:
- Xác định rõ mục tiêu giảng dạy là rất cần thiết: Các đồng nghiệp nên đặt ra các mục tiêu cụ thể và đo lường được, từ đó xây dựng nội dung bài giảng phù hợp.
- Chọn lựa các công cụ và nền tảng dạy học phù hợp: Khi quyết định dạy học online, bạn cần nắm vững cách sử dụng các ứng dụng trực tuyến nếu như sử dụng Zoom, Google Meet,… hay sử dụng thành thạo các dụng cụ quay chụp nếu xây dựng khóa học theo hướng cung cấp video bài giảng.
- Khuyến khích sự tương tác giữa người dạy và người học: Bạn có thể vận dụng tiện ích của mạng xã hội để tạo nên cộng đồng riêng của mình, tăng tương tác giữa bạn và người học, giữa người học với nhau giúp tạo không khí thoải mái, người học sẽ tự tin chia sẻ ý kiến hơn.
- Không thể thiếu yếu tố đánh giá và phản hồi: Bạn nên thường xuyên theo dõi tiến độ và kết quả học tập của người học, từ đó điều chỉnh kế hoạch dạy học kịp thời để đảm bảo hiệu quả.
Qua các bước xây dựng kế hoạch dạy học mà Hùng mang đến chi tiết ở trên, các đồng nghiệp sẽ thấy được lập kế hoạch đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một quá trình giảng dạy hiệu quả. Một kế hoạch dạy học hiệu quả không chỉ giúp người dạy tổ chức nội dung một cách logic mà còn tối ưu hóa trải nghiệm học tập cho học viên. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng không chỉ nâng cao hiệu suất giảng dạy mà còn giúp bạn tự tin hơn trong quá trình truyền đạt kiến thức qua các bài giảng. Với những kiến thức về cách kế hoạch dạy học là gì và kỹ năng đã được Hùng chia sẻ ở trên, mong rằng các đồng nghiệp sẽ áp dụng thành công trong việc xây dựng khóa học kinh doanh của mình nhé.