Hotline kỹ thuật
Hotline sẽ được cung cấp riêng cho các đồng nghiệp và miễn phí, hỗ trợ 24/7
Tải App mobile
03 THÁNG 04, 2024

Tại sao nên dạy bằng bộ video mà không phải coaching 1-1?

Khánh Hùng

2.5k
0
0 Đã sao chép!

Coaching 1-1 và dạy học bằng bộ video là 2 mô hình kinh doanh khóa học “HOT” nhất bây giờ. Nhưng tại sao Hùng lại nói bạn nên dạy bằng bộ video thay vì phương pháp coaching 1-1 truyền thống? Đọc ngay bài viết dưới đây Hùng sẽ giải thích chi tiết, cụ thể nhất cho bạn.

Mục tiêu khi kinh doanh dạy học online là gì?

Mục tiêu kinh doanh dạy học trực tuyến

Người ta nói “làm việc vì đam mê” nhưng đối Hùng thì “đam mê phải tạo ra tiền” thì mới có đủ nguồn lực và kinh tế để theo đuổi đam mê. Đó mới là cách theo đuổi đam mê một cách thông minh và lâu dài.

Thôi bỏ qua cái chuyện đam mê đi ha.

Hùng chắc chắn là nếu như bạn đã tìm tới bài viết này thì ít nhất bạn đã là một chuyên gia trong ngành nghề nào đó rồi và bạn sẽ có mong muốn là:

  • Tạo nguồn thu nhập thụ động: Nguồn thu nhập mà bạn chỉ bỏ ra vài tiếng mỗi tuần để làm nhưng có thể mang về cho bạn một khoản tiền ổn định mỗi tháng.
  • Tạo business bền vững, lâu dài: Thương hiệu cá nhân và doanh nghiệp.
  • Tạo ra lợi ích như ăn thêm kèo dịch vụ (các dịch vụ khác): Cái này thì phức tạp hơn một xíu, đại loại như là khi bạn đã có sẵn một business bạn sẽ dùng các khóa học này:
    • Một là bạn kinh doanh dạy học online bằng việc cung cấp kiến thức của mình cho học viên và kiếm lời từ nó qua các khóa học.
    • Hai là bán thêm những cái dịch vụ liên quan để hỗ học viên.

Ví dụ: Để xây dựng một khóa học video hoàn chỉnh, Hùng sẽ hướng dẫn các anh/chị giảng viên tất cả các giai đoạn cần thiết để tạo ra một khoá học hoàn chỉnh bằng bộ video của mình. Tuy nhiên, nếu các anh/chị giảng viên cần một video chất lượng cao từ một đội ngũ chuyên nghiệp, Hùng cung cấp thêm Dịch vụ hỗ trợ quay video khóa học, đây cũng là cách Hùng có thể upsell học viên của mình sử dụng và tăng thêm thu nhập từ dịch vụ này.

Thị trường đang có 2 cách dạy học online thông thường

Coaching 1 kèm 1 và dạy bằng bộ video Elearning là hai phương pháp phổ biến để dạy học trực tuyến trên thị trường.

Hình thức dạy học trực tuyến phổ biến hiện nay

Cách dạy học online qua Coaching 1-1

Coaching 1-1 (hoặc “1-on-1 coaching”) là một dạng của coaching cá nhân, trong đó một người huấn luyện (coach) làm việc với một người học (coachee).

Trong buổi coaching 1-1, một người huấn luyện có thể là:

  • Một chuyên gia trong lĩnh vực nào đó.
  • Một nhà tư vấn.
  • Hoặc một người đã có kinh nghiệm lâu năm.

Những người này sẽ làm việc với một cá nhân để giúp họ đạt được mục tiêu cụ thể nào đó.

Ví dụ như:

  • Khám phá và phát triển một lĩnh vực mà cá nhân đó cần học hỏi.
  • Giải đáp hoặc đưa ra một cách nào đó giúp người học có thể giải quyết vấn đề mà họ mong muốn.

Các buổi coaching 1-1 thường diễn ra định kỳ, như hàng tuần hoặc hàng tháng, tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa người học và giảng viên.

Dạy bằng bộ video Elearning

Cách dạy học online từ việc dạy bằng bộ video E-learning là một phương pháp giáo dục sử dụng các video đa phương tiện để truyền đạt kiến ​​thức và thông tin đến người học thông qua các nền tảng trực tuyến.

Những người bán bộ video Elearning thường là:

  • Một chuyên gia trong lĩnh vực nào đó.
  • Giáo viên đã có kinh nghiệm trong ngành.
  • Hoặc một người đã có kinh nghiệm lâu năm.

Bán video Elearning cho phép học viên có thể học tập và xem nội dung bài học từ một loạt các chủ đề mà không cần phải tham gia trực tiếp vào lớp học truyền thống.

Để Hùng so sánh cho bạn về ưu và nhược điểm của 2 cách dạy này

Bạn nên chọn dạy bằng bộ video chứ không phải coaching 1-1

Tất nhiên, việc dạy học có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Hùng sẽ không bàn về việc xác định xem cách nào là đúng hay sai, bởi trong nghề dạy học, chỉ cần đứng trên bục giảng, truyền đạt kiến thức của mình cho học viên thì mọi cách đều có giá trị.

Tuy nhiên, mục đích của Hùng không phải là tranh luận về các phương pháp dạy học, mà là tìm hiểu xem hình thức dạy học nào có thể giúp bạn kiếm tiền, tạo ra thu nhập thụ động với lợi nhuận cao nhất.

Ở đây, Hùng có 2 hình thức dạy học có thể được coi là “phổ biến” nhất, đó là dạy học bằng bộ video và coaching 1-1. Vậy, hình thức nào làm cho bạn kiếm được nhiều tiền và kinh doanh dạy học “nhàn” nhất? Hùng sẽ phân tính chi tiết ngay ở nội dung dưới đây.

Cách dạy học online bằng hình thức Coaching 1 kèm 1

✅Ưu điểm cách dạy học bằng coaching 1-1:

  • Dễ và nhanh chóng triển khai: Chỉ cần một bài viết trên Facebook, chuẩn bị file slide và mở Zoom, bạn đã sẵn sàng để dạy. Tiết kiệm rất nhiều thời gian so với việc xây dựng một hệ thống Elearning hoàn chỉnh.
  • Tập trung và cá nhân hoá việc học cho từng học viên: Hướng dẫn từng cá nhân và điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp với từng học viên sẽ giúp tăng cường hiệu quả học tập. Giúp bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu và mục tiêu của từng học viên. Đồng thời cũng tăng tính kết nối giữa giáo viên và học viên.
  • Có sự tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học viên: Coaching 1 kèm 1 giúp tạo ra môi trường tương tác chặt chẽ giữa học viên và giáo viên. Giáo viên có thể trao đổi thông tin, lắng nghe phản hồi và điều chỉnh nội dung bài giảng theo cách phù hợp với từng học viên.

❌Nhược điểm cách dạy học bằng coaching 1-1:

  • Coaching 1 kèm 1 tương đương với mô hình dịch vụ, khá gò bó và đầu tư nhiều thời gian: Đòi hỏi bạn phải “take care” cho học viên gần như mọi lúc. Thậm chí, với những khóa học đặc thù giáo viên buộc phải trả lời những câu hỏi của học viên tối thiểu trong 2 giờ đồng hồ.
  • Không thể thuê người dạy giùm: Học viên muốn được học từ chính bạn, qua các kênh mạng xã hội và truyền thông cá nhân bạn đã xây dựng. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải dành thời gian hàng tuần để dạy, không thể giao phó cho người khác.
  • Cần quản lý lịch học, thanh toán, bảo lưu khóa học, chấm bài, tư vấn: Ngoài việc giảng dạy, bạn còn phải quản lý một loạt các công việc phụ trợ. Từ việc nhắc nhở đến đóng tiền, dời lịch học cho học viên bận, bảo lưu khóa học đến chấm bài và tư vấn cho học viên yếu.

Kinh doanh dạy học online bằng bộ video Elearning

✅Ưu điểm cách dạy học bằng video:

  • Công việc ít hơn và nhàn hơn so với mô hình dịch vụ: Dạy bằng bộ video Elearning được xem như một loại hình kinh doanh bán sản phẩm  “mua đứt bán đoạn”. Mặc dù việc tạo ra sản phẩm từ đầu đòi hỏi thời gian, chất xám và tiền bạc lớn, nhưng sau khi hoàn tất, công việc tiếp theo sẽ ít và dễ dàng hơn đáng kể so với mô hình dịch vụ như coaching.
  • Tỷ suất lợi nhuận đem lại CỰC KỲ CAO: Bạn rất dễ mở rộng phạm vi hoạt động, đây sẽ là nguồn thu nhập thụ động hấp dẫn cho bạn. Đúng vậy, với những gì đã chuẩn bị ngay từ đầu. Bạn chỉ cần mất từ 4-5 giờ mỗi tuần là đã có thể tạo nên một nguồn thu nhập thụ động ổn để bạn yên tâm tập trung vào những công việc khác.

❌Nhược điểm cách dạy học bằng video:

  • Mô hình bán sản phẩm điện tử, mất thời gian và tiền để tạo ra sản phẩm: Việc chuẩn bị nội dung, quay phim, chỉnh sửa đều đòi hỏi tài nguyên lớn, bao gồm cả thời gian và nguồn vốn. Quá trình xây dựng một bộ video chất lượng và hấp dẫn có thể mất nhiều thời gian và công sức thực hiện.
  • Ít tương tác và cá nhân hóa: Học viên có thể cảm thấy thiếu sự tương tác và hỗ trợ cụ thể từ người dạy khi tham gia vào mô hình Elearning. Thiếu tương tác trực tiếp có thể làm giảm sự hấp dẫn và hiệu quả của quá trình học.

“Elearning là một sản phẩm điện tử NGON nhất” ⇒ Hùng sẽ chứng minh cho bạn thấy qua nội dung video ngay sau đây

Tại sao Hùng khuyên bạn nên dạy học bằng bộ video mà không phải coaching 1-1?

Cả hai hình thức dạy trên đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, nhưng vì sao Hùng lại nói là nên dạy học bằng video mà không phải là coaching 1 kèm 1 hay mô hình dạy học nào khác. Cùng tìm ra lời giải đáp ngay sau đây nhé.

Tại sao nên chọn dạy học bằng bộ video Elearning?

Coaching 1-1 rất khó khăn để bạn phát triển

Mô hình coaching và mở lớp online dễ dẫn đến mệt mỏi và chán chường sau một thời gian

Hơi châm biếm một xíu thì những hình thức dạy như vậy xuất phát khá là cảm tính. Vì cách triển khai nhỏ lẻ, đơn giản, không cố định và bạn thường xuyên phải tự tìm kiếm học viên,… sẽ dẫn đến một vấn đề là bạn rất “dễ bỏ giữa chừng”.

Hùng sẽ chia sẻ cho bạn nghe về câu chuyện thật 100% từ các chuyên gia mà Hùng đã theo dõi:

Đầu tiên họ sẽ mở vài lớp học với tầm 3 lớp/tuần và đâu đó tầm 20 đến 50 học viên/năm. Công việc của họ khi mở lớp coaching là ngoài công việc 8h/ngày trên cơ quan/ trường học/business. Họ sẽ bỏ ra một khối lượng thời gian đều đều mỗi ngày để dạy học viên bao gồm các công việc như:

  • Soạn giáo án
  • Lên bài giảng
  • Chấm điểm
  • Kiểm tra bài
  • Và “take care” mỗi khi họ viên có câu hỏi dành cho bạn.

Chưa hết, bằng một cách nào đó họ phải đảm bảo dành thêm thời gian để:

  • Nhắc nhở học viên đóng học phí
  • Dời lịch học khi học viên bận
  • Bảo lưu cho khóa học của học viên nếu học viên có việc cần hoãn lại
  • Bình luận bài cho học viên
  • Phụ đạo riêng cho học viên yếu.

⇒ Với mớ công việc, cộng thêm áp lực từ công việc chính khiến họ khó có thể duy trì những lớp coaching này trong thời gian dài, kết quả là bạn “chán” và từ bỏ nó.

Bạn cũng rất khó scale-up khoá học của mình trở nên ổn định và bền vững

Coaching, mở lớp online/offline đều là hình thức kinh doanh kiểu dịch vụ và nét đặc trưng của mô hình dịch vụ mà ai ai cũng thấy đó là khi bạn bán xong sản phẩm bạn phải quay ngược lại giảng dạy, tư vấn và chăm sóc học viên,… Điều này, yêu cầu bạn phải tốn rất nhiều thời gian vô hình chung nó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển khóa học của bạn.

Vắn tắt mà nói, khi bạn dạy coaching thì quy mô chỉ có thể dừng lại ở những lớp học nhỏ lẻ, không phải là một business bền vững và ổn định. Bởi vậy bạn chỉ có một con đường duy nhất đó chính là kinh doanh giáo dục chuyên nghiệp, cụ thể là:

  • Cung cấp kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghề nghiệp, hoặc giáo dục liên quan đến một lĩnh vực cụ thể.
  • Tạo ra các chương trình học có cấu trúc, đáp ứng nhu cầu của sinh viên hoặc tổ chức học tập.
  • Tư vấn giáo dục về lộ trình học tập, chọn lựa chương trình phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp hoặc học vấn của cá nhân.
  • Phát triển nội dung giáo dục bằng cách tạo ra các tài liệu, sách, bài giảng, video, hoặc các tài nguyên giáo dục khác để hỗ trợ quá trình học tập.
  • Quản trị đào tạo đội ngũ giảng viên kế cận.
  • Quản lý tài chính, dòng tiền.
  • Branding và hỗ trợ các công việc để khoá học của bạn tiếp cận với khách hàng tiềm năng.

Hùng chắc rằng, đây là một thử thách rất khó khăn và thật sự áp lực, không phải ai cũng phù hợp để handle được và việc coaching 1-1 thì 100% là sử dụng sức người (nhưng một người thì không thể cùng lúc dạy 1-1 cho hàng trăm học viên/tháng).

Nếu bạn đã có một doanh nghiệp hoặc một công việc ổn định khác và bạn phải dành nhiều thời gian cho cái công việc chính này thì việc bạn phải “ôm đồm” thêm 2-3 lớp học nữa thì đứt hơi mất. Cho nên việc dạy học theo kiểu coaching sẽ không bao giờ là một nguồn thu nhập thụ động chỉ tiêu tốn vài tiếng mỗi tuần như mô hình video Elearning mà Hùng đang vạch ra cho các bạn trong khóa học này.

Coaching 1-1 rất khó để phát triển

Thiếu sự linh hoạt cho cả giáo viên và học viên

Thêm một lý do nữa là mô hình coaching nghe có vẻ khá thuận tiện với những cái viễn cảnh màu hồng là:

  • Giáo viên và học viên đều có thể chủ động linh hoạt thời gian học tập.
  • Quá trình học được cá nhân hóa dựa trên nhu cầu và mục tiêu riêng của từng học viên.
  • Cơ hội thực hành và nhận được phản hồi chi tiết từ người huấn luyện để cải thiện kỹ năng của mình.
  • Học viên được tương tác trực tiếp với người huấn luyện.

Nhưng thực tế thì, chỉ riêng công việc sắp xếp lịch học phù hợp giữa giáo viên và học viên đã mất rất nhiều thời gian với các vấn đề như:

  • Học viên có việc cần dời lịch học.
  • Học viên có nhu cầu tăng thêm giờ dạy.
  • Setup giờ giảng để dạy bù cho học viên.

Đặc biệt là, LUÔN PHẢI DẠY THÊM GIỜ (Vấn đề này những anh chị đã từng dạy coaching 1 kèm 1 sẽ hiểu rất rõ).

Theo đó, một buổi coaching thông thường sẽ từ 1 tiếng 30 phút đến 2 tiếng. Nhưng với những ngày sửa bài tập thì đa phần giáo viên sẽ luôn bị lố giờ ⇒ Từ đó, có thể thấy khối lượng thời gian mà một giáo viên dạy coaching bỏ ra là “rất nhiều” so với dạy video Elearning.

Hình thức coaching 1 kèm 1 QUÁ MẮC so với đại đa số hình thức giảng dạy khác

Thường thì xu hướng của một giáo viên dạy coaching 1 kèm 1 họ sẽ tập trung vào chất lượng hơn là số lượng nên sẽ bỏ rất nhiều thời gian để take care học viên đó. Cũng vì vậy nên là “giá” khi học viên tham gia một lớp coaching 1 kèm 1 sẽ “mắc” hơn rất nhiều so với khi học qua khóa học bằng video.

Tất nhiên, là vẫn có nhưng sẽ không có quá nhiều học viên sẵn lòng chi một số tiền lớn cho một khóa học, đặc biệt đó là khóa học đó được đứng lớp bởi một người mà họ chưa hề quen biết.

Hãy cứ tưởng tượng, bạn chạy quảng cáo về cái lớp coaching 1 kèm 1 trên Facebook với những cái lời hứa cam kết đầu ra, cam kết chất lượng và kết video lại bạn kêu người ta mua khoá học của bạn.

Hùng không nói chắc bạn cũng sẽ hiểu 99,99% là học viên sẽ từ chối khoá học của bạn với những lý do sau:

  • Một là họ không biết bạn là ai hết.
  • Không biết bạn có năng lực như thế nào để dạy họ.
  • Chưa biết khoá học của bạn có gì trong đó.
  • Không biết đã có ai đã từng học bạn chưa và trong số đó có những ai đã hoàn toàn áp dụng kiến thức mà bạn dạy và thành công được.

Tóm lại, chẳng có lý do gì để học viên bỏ một số tiền cao gấp 3 thậm chí gấp 5 lần với một khóa học coaching mà họ không quen biết.

≫Tham khảo ngay: Cách bán khóa học online tự động cho người mới bắt đầu

Hãy dạy học bằng bộ video

Hơn 100+ giảng viên làm việc với MONA đã “làm giàu” chỉ bằng cách dạy học. Vậy làm thế nào họ có thể kiếm tiền, tạo ra doanh thu, thu nhập thụ động và lợi nhuận từ việc dạy học? Nếu bạn đang tìm kiếm một hình thức dạy “ngon”, hãy thử “bán khóa học bằng video”. Đó có thể là lựa chọn kinh doanh mà bạn đang cần!

Dạy học bằng video Elearning

Tạo bộ video Elearning chuyên nghiệp không khó như bạn nghĩ

Thật ra, cái quan trọng không phải là tạo khóa học online bằng video khó mà là do bạn:

  • Chưa biết cách lên một kịch bản nội dung video.
  • Chưa biết cách triển khai những ý tưởng thành những nội dung chất lượng.
  • Chưa thật sự nghiêm túc với việc cầm máy quay và làm ra một cái video.
  • Thiếu tự tin trước ống kính máy quay.
  • Chưa dành đủ nhiều thời gian để tìm hiểu các bố cục, setup bố cục quay.
  • Đặc biệt là chưa có một người “đủ xịn” để hướng dẫn bạn quay video.

Người ta hay nói: “Hành trình vạn dặm, bắt đầu từ một bước chân” và nếu bạn thật sự muốn tạo video Elearning chuyên nghiệp, Hùng sẽ hướng dẫn bạn trong khoá học HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ mà Hùng đang triển khai. Ngoài ra, bạn sẽ được hướng dẫn cách làm nên những video chuyên nghiệp, level-up khoá học của bạn nhé!

Truy cập và Đăng ký học Free: TẠI ĐÂY

Sau khi đã biết cách quay, lên kịch bản video,… thì bạn hoàn toàn có thể cầm máy quay lên và quay thử một video trước. Nhấn mạnh là quay ở đâu cũng được, freestyle cũng được không cần quá formal,… quay những cái mà bạn thích để bạn có thể làm quen với máy quay thoải mái trước đã thì khi đó bạn mới sẵn sàng để tạo ra một video chất lượng.

Bản thân Hùng cũng vậy, Hùng là người thích chia sẻ, Hùng thích việc cầm máy quay lên và nói mọi thứ về những sở thích của Hùng. Kênh Youtube “Đời sống lập trình viên” của Hùng là một ví dụ cụ thể:

Từ những video freestyle, không có kịch bản, chỉ đơn thuần là chia sẻ những sở thích của mình đến độc giản như này:

Những video chia sẻ ban đầu Hùng xây dựng

Đến những video chỉnh chu, chuyên nghiệp và được Hùng đầu tư rất bài bản như vầy:

Những video bài giảng chuyên nghiệp tại Khánh Hùng Academy

Tất cả đều là cả một quá trình rất dài và Hùng tin là Hùng làm được thì bạn cũng làm được. Tất nhiên, nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu Hùng sẽ đồng hành và hướng dẫn FREE cho bạn trong bộ 20+ video mà Hùng sẽ giới thiệu cho bạn ở bên dưới.

Làm video dạy học xây dựng 1 lần có thể tái sử dụng nhiều lần

Xây dựng một video, bạn cần tốn rất nhiều thời gian và tất nhiên video sau khi hoàn thiện thì không thể xây dựng một lần rồi bỏ đó. Bạn có thể tái sử dụng nó với nhiều mục đích khác nhau:

  • Tạo ra những short video để quảng bá cho khoá học của bạn trên mạng xã hội.
  • Xây dựng các cutscene để seeding trong các hội nhóm/cộng đồng để thu hút học viên vào đăng ký khoá học.
  • Xây dựng chiến lược quảng cáo đa kênh trên các nền tảng như Facebook, TikTok, Instagram,…

Như ví dụ dưới đây, bạn có thể dễ dàng thấy được. Chỉ bằng 1 video Hùng đã edit và sửa lại để nội dung và kích thước để nó phù hợp chạy cho nhiều nền tảng.

Xây dựng bộ video tái sử dụng nhiều lần

Update nội dung dễ dàng

Bên cạnh đó, nếu bạn sử dụng công cụ sản xuất video linh hoạt và dễ dàng, việc cập nhật nội dung trở nên đơn giản hơn. Một vài công cụ mà Hùng thường sử dụng để edit và cắt ghép video như: Adobe Premiere, Final Cut Pro, Camtasia, hoặc các ứng dụng chỉnh sửa video trực tuyến như Canva, Clipchamp cung cấp các tính năng dễ sử dụng, giúp bạn thêm, cắt, chỉnh sửa nhanh chóng.

Đặc biệt, nếu bạn đã làm video dạy học một cách có hệ thống ngay từ đầu thì về sau các công việc như thêm, bớt, hoặc thay đổi nội dung khóa học sẽ triển khai vô cùng dễ dàng. Chưa kể, bạn cũng có thể tạo ra các template để việc cập nhật nội dung video trở nên nhanh chóng hơn mà không cần tạo lại từ đầu.

Tối ưu hóa lượng công việc mà bạn phải mất nhiều thời gian mới hoàn thành

Cái này thì Hùng nghĩ là sẽ có khá nhiều anh/ chị giảng viên quan tâm đến. Thông thường một bài học chỉ riêng lý thuyết thôi đã tốn rất nhiều thời gian trên lớp của các anh/chị giảng viên rồi chứ đừng nói đến là những bài học mang tính phức tạp cao như “bài hướng dẫn”, “bài thực hành”,… Vì vậy, cách giải quyết cho vấn đề này là bạn nên làm video dạy học bởi nó sẽ đáp ứng cho bạn 3 vấn đề sau đây:

  • Tiện lợi cho học viên: Học viên có thể xem đi xem lại để làm theo chỉ sau vài cú click chuột chứ không phải mò mẫm mớ tài liệu bằng giấy, file docx, word hay powerpoint.
  • Đảm bảo học viên sẽ hiểu bài: Tất nhiên, làm giáo dục thì chẳng ai muốn mình đã giảng bài rồi mà học viên vẫn không hiểu, cứ hỏi đi hỏi lại một vấn đề. Nếu có 100 học viên và 20% trong số họ không hiểu bài thì chỉ riêng việc bạn giải đáp thông tin cho từng học viên cũng là một vấn đề nan giải.
  • Cuối cùng, học viên có thể tự luyện tập lại các bước hướng dẫn thông qua video ngay tại nhà mà không cần giáo viên “cầm tay chỉ việc”.

Học viên vô “guồng” học tập dù có giảng viên hay không đều có thể tự học, tự thực hành

Hùng cho rằng việc sử dụng bộ video dạy học là một bước “đột phá” trong ngành giáo dục bởi nó thể giúp học viên tự học và tự làm chủ trong toàn bộ quá trình học của mình. Dù có hay không có sự hướng dẫn trực tiếp từ giáo viên, học viên vẫn có thể tiếp cận với những bài giảng chất lượng, mô phỏng tình huống thực tế và học những kỹ năng cần thiết thông qua các video được chuẩn bị kỹ lưỡng.

Như trường hợp của Hùng về The MONA. Từ một hình thức đào tạo nhân sự qua các buổi coaching và seminar truyền thống sang hình thức sử dụng bộ video hướng dẫn trên hệ thống phần mềm MONA Skillhub. (Bộ MONA Skillhub này đại loại là một phần mềm dùng để đào tạo nội bộ và nó cũng có vài nét khá tương đồng với bộ video khóa học mà Hùng sắp giới thiệu nên Hùng sẽ lấy nó ra làm ví dụ ha.)

Trước đây, Hùng và đội ngũ nhân sự của MONA thường dành thời gian tổ chức các buổi gặp mặt nhân viên và chủ yếu giải đáp câu hỏi, hướng dẫn từng bước để nhân viên có thể hiểu và thực hiện công việc đúng cách. Tuy nhiên, Hùng nhận ra rằng việc làm này tốn nhiều thời gian và có thể dẫn đến việc một số nhân viên không hiểu hoặc không nhớ hết thông tin sau khi kết thúc.

Do đó, Hùng quyết định chuyển đổi phần lớn nội dung đào tạo nhân sự thành các bộ video trên hệ thống phần mềm đào tạo nội bộ MONA Skillhub. Ý tưởng là thay vì tổ chức các buổi trực tiếp, nhân viên có thể tự xem những video hướng dẫn này bất cứ khi nào họ muốn và ở bất kỳ đâu.

Kết quả là sau khi triển khai bộ video đào tạo, Hùng nhận thấy sự khác biệt rõ rệt. Nhân viên bắt đầu tự chủ xem video để nắm bắt kiến thức và trở thành người học tích cực ngay tại công ty của Hùng giúp cả doanh nghiệp và nhân viên đạt được hiệu quả cao hơn trong quá trình đào tạo và làm việc hàng ngày.

Tương tự, khi bạn áp dụng sử dụng dạy bằng bộ video. Thay vì học viên phải chờ đến buổi coaching hoặc seminar, học viên có thể tự chủ xem video hướng dẫn bất cứ lúc nào, ở bất kỳ đâu. Từ đó mang lại sự linh hoạt cho việc học tập, giúp học viên tự điều chỉnh thời gian và lộ trình học phù hợp kế hoạch và cách tiếp cận cá nhân với kiến thức.

Vậy “Khi nào bạn mới đủ tư cách dạy người khác?” ⇒ Đọc ngay bài viết Hùng chia sẻ Tại đây

Vậy làm thế nào để tạo ra một bộ video dạy học? Khánh Hùng Academy sẽ dạy FREE cho bạn

Đăng ký học thử khóa học Free tại Khánh Hùng Academy

Phải lặp lại lần nữa là HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ nha!

Chỉ trong khóa học này, bạn sẽ được trải nghiệm hơn 20+ video siêu chất lượng giúp bạn trang bị kiến thức đầy đủ nhất để tạo ra một video bài bản:

  • Tư duy kinh doanh Elearning: Học cách áp dụng tư duy kinh doanh vào lĩnh vực eLearning để phát triển và thành công.
  • Chiến lược bán hàng hiệu quả: Hiểu rõ về Marketing Logic để có khả năng bán được sản phẩm của bạn một cách thông minh và hiệu quả.
  • Kỹ năng nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch kinh doanh: Phân tích thị trường, xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch thương hiệu vững chắc.
  • Xây dựng bộ video chuyên nghiệp: Học cách tạo ra những video chất lượng cao, thu hút người xem và truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng.
  • Xây dựng hệ thống website Elearning và website: Hướng dẫn từ cơ bản đến nâng cao về xây dựng và quản lý website để phục vụ mục tiêu kinh doanh khóa học của bạn.
  • Kỹ thuật lên kịch bản và cấu hình remarketing: Tận dụng automation để tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả trong quá trình tiếp cận và chăm sóc khách hàng.
  • Xây dựng tài liệu bán hàng hấp dẫn: Bí quyết để tạo ra những video quảng cáo và nội dung thu hút, gây ấn tượng với học viên của bạn.

Đừng chần chừ, hãy tham gia ngay Khoá học kinh doanh bán khóa học online tại Khánh Hùng Academy bằng cách đăng ký ngay tại đường link Tại đây.

Trên đây là tất cả thông tin Hùng muốn chia sẻ cũng như những lý giải của Hùng về nguyên nhân Hùng lại ưu ái cho việc dạy học bằng bộ video mà không phải bằng hình thức coaching 1 kèm 1. Hy vọng, bài viết đã chia sẻ cho bạn cách nhìn mới mẻ về những hình thức dạy và học thời kỳ giáo dục 4.0 hiện nay nhé.