Hotline kỹ thuật
Hotline sẽ được cung cấp riêng cho các đồng nghiệp và miễn phí, hỗ trợ 24/7
Tải App mobile
03 THÁNG 10, 2024

Cách sử dụng phương pháp thảo luận nhóm hiệu quả trong dạy học

Khánh Hùng

820
0
0 Đã sao chép!

Thu hút được sự quan tâm của người học được xem là bước đầu thành công trong việc truyền đạt kiến thức và thảo luận nhóm là một trong những phương pháp giúp bạn đạt được điều đó. Bằng cách tạo ra không gian để người học trao đổi ý kiến và kiến thức, hoạt động thảo luận sẽ giúp người học hiểu sâu hơn về nội dung bài học, từ đó nâng cao hiệu quả học tập. Hãy cùng Khánh Hùng Academy tìm hiểu về kỹ năng thảo luận nhóm là gì, vai trò và những lợi ích mà phương pháp này mang lại qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

Thảo luận nhóm là gì?

Khái niệm thảo luận nhóm là gì

Thảo luận nhóm (Group Discussion) là một phương pháp mà người học sẽ cùng nhau thảo luận về các vấn đề và ý tưởng, làm việc theo nhóm để giải quyết vấn đề và học hỏi lẫn nhau. Nhờ tính linh hoạt hơn những phương pháp giảng dạy truyền thống, hoạt động thảo luận nhóm cho phép người học nắm quyền chủ động trong việc xây dựng nội dung bài học.

Để một buổi thảo luận diễn ra suôn sẻ thì yếu tố cần thiết nhất là sự đóng góp, tham gia tích cực từ mọi thành viên trong nhóm. Do đó, phương pháp này giúp người học phát triển nhiều kỹ năng, khả năng giải quyết vấn đề,…. Qua đó, tạo nên môi trường học tập hợp tác cùng phát triển, nơi mỗi thành viên đều có cơ hội đóng góp và học hỏi từ những người khác.

Kỹ năng thảo luận nhóm có thể áp dụng trong nhiều tình huống, cụ thể là:

  • Thảo luận trên lớp học: Trao đổi ý kiến về bài học, cùng giải quyết các bài tập,…
  • Họp hành trong công việc: Thảo luận về các dự án, đưa ra quyết định để giải quyết vấn đề,…
  • Các  hoạt động xã hội: Tham gia những hội nhóm, câu lạc bộ,…

Ưu và nhược điểm của hoạt động thảo luận nhóm

Hoạt động nhóm là một phương pháp học tập phổ biến, mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng có những hạn chế khi áp dụng. Vì vậy để tận dụng tiềm năng của hình thức thảo luận nhóm trong giảng dạy, các đồng nghiệp không thể không tìm hiểu một số ưu và nhược điểm để hiểu rõ hơn về phương pháp này.

Ưu điểm

Đem lại điểm khác biệt so với những phương pháp giảng dạy truyền thống khi chỉ truyền tải kiến thức một chiều, kỹ năng thảo luận nhóm thúc đẩy người học bộc lộ quan điểm bản thân, tạo nên một buổi học sôi nổi và thoải mái. Các buổi học sử dụng phương pháp này có những ưu điểm như:

  • Tăng cường kỹ năng giao tiếp: Giúp các thành viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp và lắng nghe. Mỗi người đều có cơ hội trình bày ý kiến và phản hồi lại các quan điểm khác nhau.
  • Phát triển tư duy phản biện: Trong quá trình thảo luận, các thành viên thường xuyên phải đưa ra lập luận, chứng minh và phản biện lại các quan điểm khác nhau. Điều này giúp phát triển tư duy phản biện, một kỹ năng quan trọng trong học tập và công việc.
  • Khuyến khích sự sáng tạo: Phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học tạo ra môi trường “mở”, nơi mọi người có thể tự do chia sẻ ý tưởng và khám phá các giải pháp mới. Sự đa dạng trong cách nghĩ và cách tiếp cận vấn đề giúp kích thích sự sáng tạo tốt hơn.
  • Tăng tính hợp tác: Làm việc nhóm giúp các thành viên học cách làm việc cùng nhau, phân công nhiệm vụ và hỗ trợ lẫn nhau. Kỹ năng làm việc nhóm này rất quan trọng trong môi trường công việc thực tế.
  • Tiếp thu kiến thức hiệu quả: Cách tạo khóa học có áp dụng phương pháp thảo luận và trao đổi còn giúp người học nắm vững kiến thức, nội dung bài học. Khi mỗi người đều cùng đóng góp ý kiến, các khía cạnh của vấn đề cũng được phân tích và hiểu sâu hơn.

Nhược điểm

Song, phương pháp này vẫn còn vài hạn chế khiến nhiều người dạy gặp nhiều khó khăn khi áp dụng kỹ năng thảo luận nhóm trong giảng dạy, điển hình như sau:

  • Mất thời gian: Thảo luận theo nhóm có thể tốn nhiều thời gian hơn so với phương pháp học tập cá nhân. Việc tổ chức, điều hành và giữ cho cuộc thảo luận đi đúng hướng đôi khi gặp khó khăn.
  • Khó kiểm soát: Trong nhóm có thể có những thành viên nổi trội, chiếm ưu thế, trong khi những người khác ít tham gia. Điều này làm giảm hiệu quả của thảo luận và có thể khiến một số ý kiến quan trọng bị bỏ qua.
  • Hình thành tâm lý ỷ lại: Một số thành viên trong nhóm có thể dựa dẫm vào người khác và không đóng góp tích cực. Điều này làm giảm tính công bằng và ảnh hưởng đến kết quả chung của nhóm.
  • Gây ồn ào: Đôi khi, thảo luận theo nhóm có thể gây ra tiếng ồn và làm mất tập trung, đặc biệt trong môi trường học tập hoặc làm việc cần sự yên tĩnh.
  • Phân biệt trình độ: Sự khác biệt về trình độ và kiến thức giữa các thành viên có thể dẫn đến sự chênh lệch trong đóng góp và kết quả thảo luận.

Tại sao phương pháp thảo luận nhóm nên được áp dụng trong dạy học?

Việc áp dụng các hoạt động thảo luận nhóm không chỉ giúp người học nắm vững kiến thức mà còn phát triển nhiều kỹ năng cần thiết cho cuộc sống và sự nghiệp sau này. Dưới đây là một số lý do tại sao Hùng nói rằng kỹ năng thảo luận nhóm nên được áp dụng trong giảng dạy.

Tranh luận tích cực về nội dung bài học thúc đẩy tư duy phản biện

Thúc đẩy tư duy phản biện

Trong quá trình thảo luận theo nhóm, người học được khuyến khích tranh luận tích cực về nội dung bài giảng. Việc này không chỉ giúp họ hiểu sâu hơn về kiến thức mà còn thúc đẩy khả năng tư duy phản biện. Cụ thể là khuyến khích người học đặt câu hỏi, phân tích và đánh giá các ý kiến khác nhau, từ đó nâng cao khả năng lập luận và suy nghĩ logic.

Tư duy phản biện không chỉ tận dụng được trong học tập mà còn giúp người học nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, đa chiều để đưa ra những quyết định sáng suốt hơn.

Nâng cao các kỹ năng cần thiết

Thảo luận nhóm là một phương pháp hiệu quả để giúp người học phát triển nhiều kỹ năng quan trọng như kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, lắng nghe và giải quyết vấn đề. Khi tham gia vào các cuộc thảo luận, học viên sẽ học cách truyền đạt ý kiến của mình một cách rõ ràng và hiệu quả, đồng thời biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.

Tăng tương tác để người học tham gia

Tăng tương tác khi áp dụng phương pháp thảo luận nhóm

Phương pháp thảo luận sẽ tạo ra một môi trường học tập sôi nổi và tương tác, khuyến khích người học tham gia tích cực vào bài học. Hoạt động nhóm giúp học viên trở nên chủ động hơn trong việc học mà còn tạo điều kiện để họ thể hiện bản thân và đóng góp vào sự thành công của nhóm. Sự tương tác tích cực giữa người học với nhau cũng giúp nâng cao sự gắn kết và tinh thần đồng đội.

Hỗ trợ giữa các thành viên, xây dựng tinh thần đồng đội

Thảo luận nhóm trong dạy học là cơ hội để học viên làm việc, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau. Qua đó, họ sẽ phát triển tinh thần đồng đội, sự tin tưởng và mở rộng mối quan hệ. Những kỹ năng này không chỉ hữu ích trong môi trường học tập mà còn trong cuộc sống và công việc sau này. Tinh thần đồng đội này còn được xây dựng thông qua việc hỗ trợ lẫn nhau trong học tập và giải quyết các vấn đề chung.

Tăng cường sự tham gia của người học

Khuyến khích người học tham gia học tập

Khi tham gia quá trình nâng cao kỹ năng thảo luận, học viên sẽ trở thành một trong những yếu tố tạo nên thành công của buổi học. Điều này không chỉ là động lực mà còn tạo hứng thú học tập, giúp người học phát triển kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức công việc hiệu quả. Sự tham gia tích cực của người học vào các hoạt động nhóm cũng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy hiệu quả hơn.

Để tạo ra một môi trường an toàn

Thảo luận theo nhóm tạo ra một môi trường học tập an toàn và thân thiện, nơi học viên có thể tự do bày tỏ ý kiến mà không sợ bị phê phán hay chê bai. Điều này giúp người học tự tin hơn trong việc tham gia vào các hoạt động học tập và giao tiếp. Tạo nên một môi trường học tập an toàn và tích cực, nền tảng quan trọng để người học phát triển toàn diện.

Cải thiện kỹ năng nghe

Tham gia thảo luận nhóm giúp cải thiện khả năng lắng nghe

Tham gia thảo luận nhóm giúp người học rèn luyện kỹ năng nghe một cách hiệu quả. Họ sẽ học cách lắng nghe để hiểu rõ và phản hồi ý kiến của người khác. Kỹ năng lắng nghe còn là một yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công trong học tập cũng như trong giao tiếp hàng ngày.

Thúc đẩy sự sáng tạo và chủ động trong học tập

Thảo luận nhóm còn là hoạt động khuyến khích người học suy nghĩ sáng tạo và chủ động trong học tập. Khi được tiếp xúc với nhiều quan điểm và ý kiến khác nhau, họ sẽ có cách nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, từ đó phát triển khả năng sáng tạo và đổi mới. Sự sáng tạo và chủ động trong học tập còn là yếu tố quan trọng giúp người học phát triển toàn diện.

Cách tiến hành phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học hiệu quả

Tùy theo mỗi nhu cầu và phong cách giảng dạy của từng người sẽ có những cách khác nhau để bắt đầu triển khai hoạt động thảo luận nhóm. Nhưng với Hùng, dù tiến hành theo bất kỳ phương pháp nào, các đồng nghiệp cũng phải thực hiện qua 3 bước chính là chuẩn bị, tiến hành và tổng kết. Hùng sẽ phân tích cụ thể các bước qua nội dung dưới đây.

Cách áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học

Bước 1: Chuẩn bị kỹ lưỡng trước hoạt động

Để áp dụng kỹ năng thảo luận nhóm, trước tiên bạn nên xác định rõ mục tiêu của buổi thảo luận bằng cách tạo ra một câu hỏi khơi gợi tư duy hoặc một chủ đề cụ thể mà các thành viên sẽ tham gia thảo luận. Sau đó, hãy quyết định quy mô của nhóm, với Hùng từng nhóm nhỏ thường sẽ giúp bạn dễ quản lý hơn và tạo ra sự tương tác tốt hơn.

Bạn có thể thực hành theo các bước cụ thể dưới đây:

  • Xác định mục tiêu rõ ràng: Đầu tiên, cần xác định rõ ràng mục đích của buổi thảo luận. Bạn muốn cuộc thảo luận đạt được điều gì? Mục tiêu cụ thể giúp định hướng nội dung và theo dõi tiến độ một cách hiệu quả.
  • Chuẩn bị tài liệu và thông tin cần thiết: Thu thập đầy đủ tài liệu liên quan đến chủ đề như các bài viết, số liệu thống kê hoặc các nghiên cứu liên quan, giúp người học nắm vững thông tin cần thiết.
  • Phân công vai trò cho các thành viên trong nhóm: Việc phân công cụ thể sẽ giúp bạn duy trì sự tổ chức trong suốt quá trình thảo luận.

Bước 2: Bắt đầu cuộc thảo luận nhóm

Để hoạt động thảo luận nhóm diễn ra suôn sẻ, hãy tiến hành khuyến khích tất cả các thành viên tham gia và chia sẻ quan điểm của họ, đồng thời lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. Do đó, dưới đây là các yếu tố để đảm bảo chất lượng đầu ra cho các buổi thảo luận:

  • Giới thiệu mục tiêu và mong muốn của buổi thảo luận: Bắt đầu bằng việc giới thiệu mục tiêu sẽ tạo ra sự rõ ràng và thống nhất ngay từ đầu.
  • Khuyến khích chia sẻ ý kiến: Tạo bầu không khí cởi mở, khuyến khích mọi người tự do chia sẻ quan điểm. Đảm bảo mọi ý kiến đều được đón nhận và đánh giá một cách tôn trọng.
  • Lắng nghe và tôn trọng ý kiến: Sự tôn trọng trong cách lắng nghe giúp các đồng nghiệp xây dựng một môi trường thảo luận tích cực.
  • Giữ cuộc thảo luận đúng trọng tâm: Theo dõi sát sao mục tiêu, điều chỉnh hướng đi nếu cần thiết và đảm bảo mọi người đều tập trung vào chủ đề chính.
  • Sử dụng các phương pháp thảo luận nhóm: Áp dụng các phương pháp như 5W1H, brainstorming,… để cải thiện hiệu quả thảo luận, giúp khai thác tối đa sự sáng tạo và ý tưởng của mọi thành viên.
  • Áp dụng các kỹ thuật và kỹ năng mềm: Bạn có thể dẫn dắt người học áp dụng các kỹ thuật như lắng nghe, diễn đạt, đặt câu hỏi, giải quyết vấn đề,.. nhằm nâng cao độ hiệu quả hoạt động.

Bước 3: Tóm tắt và kết luận nội dung được thảo luận

Sau khi cuộc thảo luận kết thúc, bạn cần thực hiện đánh giá dựa vào các tiêu chí như mức độ tham gia của mỗi thành viên, sự đa dạng trong ý kiến và khả năng phản biện của nhóm.

Để nắm bắt được hiệu quả của hoạt động thảo luận, các đồng nghiệp có thể bổ sung các hoạt động đi kèm như:

  • Tóm tắt những ý chính: Nhắc lại những điểm quan trọng đã được thảo luận giúp củng cố kiến thức và thông tin đã trao đổi.
  • Xác định hành động cần thiết: Dựa trên các ý kiến đã thảo luận, đưa ra các quyết định hoặc hành động cụ thể để đạt được mục tiêu cuối cùng.
  • Đánh giá hiệu quả buổi thảo luận: Cuối cùng, nhận xét về hiệu quả của buổi thảo luận. Xác định điểm mạnh và điểm cần cải thiện để các buổi thảo luận sau hiệu quả hơn.

Với Hùng, thay vì có những buổi thảo luận theo nhóm trực tiếp thì Hùng lựa chọn tiềm năng của mạng xã hội để áp dụng phương pháp thảo luận nhóm vào khóa học Elearning của mình, cụ thể là xây dựng một cộng đồng các đồng nghiệp riêng.

Cộng đồng những đồng nghiệp pro khóa học Khánh Hùng Academy

Hùng’s Colleague Club sẽ là nơi các đồng nghiệp tự do chia sẻ những kinh nghiệm, nguồn lực với nhau để nâng cao chất lượng khóa học của mình, đồng thời hỗ trợ nhau “LÀM ĂN CHUNG” để kinh doanh bán khóa học online một cách hiệu quả.

Không như các group FREE bên ngoài, đây là cộng đồng với hơn 300+ đồng nghiệp PRO của Hùng cùng đồng hành, hỗ trợ cùng anh em làm ăn, “KIẾM TIỀN TƯƠI – THÓC THẬT” với mô hình E-learning. Các đồng nghiệp hoàn toàn có thể BÁN CHÉO KHÓA HỌC cho nhau để tạo nên một nhóm LÀM ĂN THẬT – LỜI CẢ ĐÔI!

Một số mẹo về cách tiến hành và đánh giá các cuộc thảo luận nhóm

Tất nhiên, để có thể tận dụng trọn ưu điểm nhưng vẫn khắc phục được các hạn chế thì bất kỳ người dạy nào cũng phải trang bị cho mình những tip áp dụng cụ thể. Chính vì vậy, Hùng đã tổng hợp một số lưu ý khi triển khai phương pháp thảo luận nhóm hiệu quả sau đây:

  • Đảm bảo tất cả các thành viên đều có cơ hội phát biểu: Khuyến khích mỗi thành viên trong nhóm đều phải chia sẻ ý kiến của mình rất quan trọng. Việc này không chỉ tạo ra sự đa dạng trong các quan điểm mà cọn hạn chế những trường hợp “dựa dẫm”.
  • Khuyến khích các thành viên đặt câu hỏi: Đặt câu hỏi là một phần không thể thiếu trong thảo luận. Hãy khuyến khích học viên đặt câu hỏi để làm rõ các vấn đề và khai thác sâu hơn vào các ý tưởng.
  • Khuyến khích lắng nghe và tôn trọng: Tạo môi trường học tập mà mỗi thành viên đều tôn trọng ý kiến của nhau và lắng nghe một cách tích cực, tạo không khí thân thiện và thúc đẩy sự sáng tạo.
  • Giữ một tâm trí cởi mở: Việc nhắc nhở học viên giữ tâm trí mở và sẵn sàng chấp nhận và xem xét các quan điểm mới. Vì đôi khi quan điểm của bạn có thể thay đổi sau khi nghe ý kiến từ người khác.
  • Lần lượt dẫn dắt cuộc thảo luận: Để đảm bảo rằng mọi người đều có cơ hội phát biểu, các đồng nghiệp có thể sử dụng hình thức lần lượt dẫn dắt, giúp mỗi thành viên có thời gian để nói lên suy nghĩ của mình.
  • Giữ cuộc thảo luận đúng chủ đề: Người điều hành cần chú ý để cuộc thảo luận không bị lệch chủ đề, từ đó giúp nhóm tập trung vào vấn đề chính.
  • Tóm tắt và kết luận: Cuối cùng bạn cần tóm tắt các điểm chính đã thảo luận và đi đến kết luận giúp học viên củng cố những gì đã học và tạo điều kiện cho các khâu tiếp theo trong buổi học.

Với Hùng, hoạt động thảo luận nhóm đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình dạy học trực tuyến, giúp người học nâng cao kỹ năng giao tiếp đồng thời thúc đẩy tư duy phản biện và sáng tạo. Hơn nữa, môi trường học tập tích cực và đa dạng từ các buổi thảo luận tạo điều kiện để học viên tiếp cận kiến thức một cách toàn diện và sâu hơn. Việc áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học không chỉ cải thiện chất lượng giáo dục mà còn xây dựng một cộng đồng học tập gắn kết và năng động. Hy vọng bài viết của Hùng đã mang đến đủ thông tin giúp các đồng nghiệp tận dụng kỹ năng này để đổi mới phương pháp giảng dạy, giúp mang lại những giá trị thiết thực và bền vững cho học viên của mình nhé.