Top 10 xu hướng giáo dục phổ biến trong năm 2024 – 2027
Sau hơn 3 năm trì hoãn vì COVID-19, hệ thống giáo dục hiện nay đã chính thức trở lại bình thường tại đa số các nước trên thế giới. Sự thúc đẩy của chuyển đổi số trong giáo dục đã giúp tạo ra những biến chuyển lớn. Vậy đâu là những xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay và những năm tiếp theo? Qua bài viết ngay sau đây, Hùng đã tổng hợp nhanh top xu hướng giáo dục phổ biến trong giai đoạn từ 2024-2027. Đây chắc chắn sẽ là những thông tin để bạn hiểu rõ lợi ích của từng xu hướng giáo dục để từ đó xây dựng và đổi mới phương pháp dạy học phù hợp.
Xu hướng giáo dục là gì?
Xu hướng hay trend là 1 thuật ngữ không còn quá xa lạ với mọi người. Cụm từ này thường được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thời trang, xã hội, kinh tế, làm đẹp, thẩm mỹ,… Trong đó, ngành giáo dục cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng này. Thuật ngữ “xu hướng” trong từ điển Oxford còn được dịch ra với nghĩa là sự thay đổi hoặc phát triển của 1 tình huống.
Vì vậy, xu hướng giáo dục là các phương pháp dạy và học được áp dụng rộng rãi và mang lại giá trị lớn cho cộng đồng người dạy và học.
Đa số những lĩnh vực trên đều có sự thay đổi qua từng năm nhưng có thể khẳng định, nền tảng giáo dục sẽ có tiềm năng dịch chuyển lớn nhất. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 xảy ra đã đặt ra vô số những thách thức. Theo đó, những xu hướng giáo dục mới cũng cần ra đời để đáp ứng với sự thay đổi của thời gian. Cùng Khánh Hùng Academy, tìm hiểu chi tiết top xu hướng trong giáo dục cụ thể là gì qua nội dung ngay dưới đây.
10 Xu hướng giáo dục phổ biến nhất (2024 – 2027) là gì?
Sau đây sẽ là tổng quan 10 xu hướng giáo dục trên thế giới nhận được nhiều sự quan tâm. Ngoài ra, đây cũng là những xu hướng đổi mới giáo dục phổ biến trong giai đoạn 2024 – 2027 được nhận định sẽ mang đến sự thay đổi tích cực cho nền giáo dục toàn cầu.
Xu hướng giáo dục học tập trực tuyến (Online Learning)
Giáo dục học tập trực tuyến (Online Learning) hay còn gọi là hình thức học online chính là một trong những xu hướng giáo dục hiện nay. Đây là phương thức giáo dục sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông để cung cấp kiến thức và kỹ năng cho người học thông qua Internet.
Một trong những lợi ích của việc học online là sự linh hoạt và cá nhân hóa. Người học có thể tiếp cận các khóa học bất cứ lúc nào và ở bất kỳ đâu, miễn là họ có thiết bị điện tử kết nối Internet. Đây sẽ là điều đặc biệt hữu ích với những người bận rộn hoặc sống ở những khu vực xa xôi, không thuận tiện di chuyển tham gia lớp học truyền thống. Ngoài ra, xu hướng học tập online cũng cung cấp đa dạng tài nguyên học từ video bài giảng Elearning, tài liệu điện tử, bài tập thực hành đến các diễn đàn thảo luận trực tuyến,…
Với Hùng, việc chuyển từ phương pháp giáo dục truyền thống qua mô hình dạy học trực tuyến Elearning, bạn sẽ không phải gặp tình trạng bận rộn 24/24 khi phải “nói đi nói lại” một chủ đề hay bị làm phiền mọi lúc mọi nơi. Ngoài ra, dạy học Elearning còn là cách bạn tránh lãng phí thời gian của mình cũng như học viên, từ đó tận dụng để nâng cấp chất lượng khóa học tốt hơn.
Và Hùng cho rằng, “Elearning chính là sản phẩm điện tử NGON NHẤT” nếu các đồng nghiệp muốn triển khai mô hình kinh doanh giáo dục bền vững. Ấn ngay vào video dưới đây để hiểu vì sao Hùng tự tin khẳng định như vậy nhé.
để tiếp tục video!
Hãy thử đổi mới phương pháp dạy học, bạn sẽ nhận thấy rằng thị trường Elearning đang còn rất trống và đó chính là cơ hội để bạn bán khóa học trên nền tảng này. Đây cũng chính là lý do mà Hùng tạo ra Khóa học kinh doanh khóa học Elearning – Khánh Hùng Academy. Kinh doanh bài bản không dựa vào hên xui, do đó mọi thứ mà Hùng chia sẻ trong khóa học đều được chứng minh bằng số liệu, dẫn chứng cụ thể. Vì mục tiêu cuối cùng của Hùng là giúp các đồng nghiệp ra khóa và bán được khoá học của mình.
Quan trọng hơn hết là bạn không cần phải nổi tiếng, không cần có followers mới có thể bán khóa học đâu. Chính Hùng cũng xuất phát điểm như vậy và Hùng đã nhanh chong mang về doanh thu 2 tỷ chỉ sau 3 tháng mở bán. Hùng làm được và cũng có thể giúp các anh/em đồng nghiệp khác thành công với mô hình giáo dục trực tuyến Elearning này. Còn đợi chờ gì mà không nhấn ngay vào hình trên đây để nhận ngay 30+ video bài giảng HOÀN TOÀN FREE. Đăng ký là có thể học liền nhé!
Học tập kết hợp (Blended Learning)
Học tập kết hợp Blended Learning là một hình thức giáo dục kết hợp giữa học trực tuyến và học trực tiếp tại lớp. Điều này cho phép người học được tiếp cận kiến thức qua nhiều kênh khác nhau, phát huy những ưu điểm của cả 2 phương thức giảng dạy.
Học tập kết hợp còn cho phép người học tự quản lý thời gian và tiến độ học để phù hợp với nhu cầu và khả năng của bản thân. Trong khi đó, giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn và định hướng trong quá trình học, nhằm thúc đẩy trải nghiệm cũng như tạo động lực cho người học.
Hình thức đào tạo từ xa (Distance learning)
Đào tạo từ xa (Distance Learning) là xu hướng giáo dục mà người học không cần phải đến lớp học trực tiếp. Phương pháp này cho phép bạn có thể học và đào tạo không giới hạn thời gian và không gian. Ở một số trung tâm, trường học hay thậm chí là trường ở nước ngoài đang ứng dụng hình thức đào tạo này rất hiệu quả.
Bạn có thể sẽ nhầm lẫn cho rằng giáo dục từ xa và giáo dục trực tuyến là một. Tuy nhiên, đây là 2 hình thức không hoàn toàn giống nhau. Vì, giáo dục trực tuyến Elearning có thể tương tác 2 chiều online ở mọi lúc mọi nơi. Tuy học trên cùng nền tảng nhưng đối với hình thức đào tạo từ xa, giáo viên và người học sẽ gặp hạn chế hơn về khả năng giao tiếp, chủ yếu trao đổi qua việc gọi điện hoặc trên forum, hộp chat,…
Xu hướng học tập cá nhân (Personalized Learning)
Học tập cá nhân (Personalized Learning) không phải là xu hướng giáo dục mới nhưng đóng vai trò quan trọng. Chương trình học được thiết kế dựa trên việc tôn trọng sự khác biệt giữa người học, cũng như tạo cơ hội để họ lựa chọn quá trình học tập cho bản thân.
Personalized Learning đang dần trở thành xu hướng trong giáo dục hiện đại. Vì đề cao vai trò của người học, giáo viên sẽ chỉ đóng vai trò theo dõi tiến độ và hỗ trợ, phản hồi kịp thời khi cần thiết. Điều này giúp nâng cao chất lượng học và đảm bảo rằng mỗi học viên đều có được lộ trình học tập riêng, phù hợp nhất với trình độ và mục tiêu của mình.
Giáo dục cảm xúc xã hội (Social-emotional learning)
Giáo dục cảm xúc xã hội (Social-emotional learning, viết tắt là SEL) là một phương pháp giáo dục khá thú vụ, tập trung vào việc phát triển các kỹ năng cảm xúc và xã hội của cá nhân. SEL giúp người học hiểu và điều khiển cảm xúc của mình, thiết lập và đạt được các mục tiêu tích cực.
Xu hướng giáo dục SEL bao gồm việc giảng dạy các bài học về sự cảm thông và khả năng đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu được suy nghĩ của họ. Bạn có thể tham gia các hoạt động đóng vai để hiểu được cảm xúc và quan điểm của nhiều người, từ đó phát triển kỹ năng thấu hiểu và tạo dựng các mối quan hệ.
Nghiên cứu cho thấy rằng giáo dục cảm xúc có thể cải thiện thành tích học tập, giảm thiểu các hành vi tiêu cực và tăng cường sự gắn kết xã hội trong việc học. Điều này làm cho xu hướng này trở thành một phần quan trọng của giáo dục hiện đại ngày nay.
Xu hướng giáo dục mới – Game hóa (Gamification)
Game hóa (Gamification) là một trong những xu hướng giáo dục mới, giúp người học cảm thấy thu hút và có động lực học tập hơn. Trên thực tế, hình thức giáo dục này không phải là dạng trò chơi như một số người lầm tưởng. Về bản chất, xu hướng game hóa sử dụng các yếu tố của một trò chơi lồng ghép trong những bài giảng thực tế. Nhờ đó, người học có thể vừa học vừa chơi game và ôn tập kiến thức. Ngoài ra, người học có thể hoàn toàn thoải mái, đỡ áp lực thông qua các trò chơi sinh động.
Cùng với xu hướng game hóa trong giáo dục, nhiều chương trình hay ứng dụng học tập đã có những bước chuyển mình lớn. Đây cũng là yếu tố giúp kích thích động lực và tính chủ động đối với người học.
Xu hướng học tập di động (Mobile learning)
M-learning (Học tập di động) là phương pháp học tập sử dụng các thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay để cung cấp kiến thức và kỹ năng cho người học. Điều này cho phép bạn học tập ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào vô cùng tiện lợi và linh hoạt khi chỉ cần một chiếc điện thoại trên tay. Học tập di động rất đa dạng bởi bạn có thể lựa chọn công cụ phù hợp như video, podcast, bài giảng trực tuyến,…
Học tập qua các dự án (Project-based Learning)
Khi nhắc đến top những xu hướng giáo dục mới hiện nay, bạn không thể bỏ qua phương pháp học qua dự án. Đây là xu hướng học được biết đến với tên gọi “học tập trải nghiệm thực tế”. Học tập tại trường lớp sẽ chưa đủ toàn diện, bởi vậy việc học qua những dự án đang dần được mở ra nhiều hơn. Mục đích là để người học vừa nắm kiến thức chuyên môn vừa biết ứng dụng vào thực tế. Từ đó giúp người học rèn luyện các kỹ năng để thích ứng tốt với sự thay đổi không ngừng của xã hội.
Học tập chia nhỏ nội dung (Microlearning)
Học tập chia nhỏ nội dung không còn quá xa lạ trong nhiều chương trình giảng dạy hiện nay. Đây là hình thức học được xây dựng theo cơ chế chia nhỏ nội dung ngắn gọn hơn nhưng vẫn đầy đủ để phù hợp với những học viên không có khả năng tập trung lâu dài. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng 10 – 15 phút là khoảng thời gian tập trung trung bình của một người, con số này còn thấp hơn ở trẻ em.
Do đó, học tập chia nhỏ nội dung Microlearning đã ra đời nhằm giúp người học dễ dàng tập trung 100% vào bài học. Đồng thời đây cũng là hình thức giảng dạy được thiết kế để giảm bớt căng thẳng, áp lực cho người học, từ đó mới có thể đem đến hiệu quả học tập tốt nhất
Xu hướng giáo dục tại nhà (Homeschooling)
Homeschooling học tại nhà là phương pháp học cuối cùng được đề cập đến trong top xu hướng giáo dục phổ biến hiện nay. Trong vài năm trở lại đây, xu hướng học tập ở nhà đang dần nổi lên và được nhiều người biết đến. Tuy vẫn còn xa lạ tại Việt Nam nhưng giáo dục tại nhà làm hình thức giáo dục khi bố mẹ hoặc người nuôi dưỡng sẽ xây dựng và tổ chức chương trình học cho con ngay tại nhà thay vì đến trường lớp. Như vậy, họ có thể trực tiếp lựa chọn phong cách giáo dục của gia đình mong muốn.
Trên đây là top 10 xu hướng giáo dục phổ biến trong giai đoạn 2024 – 2027. Bạn thấy đâu sẽ trở thành xu hướng giáo dục trong tương lai? Tuy nhiên, sự phát triển của nền giáo dục sẽ cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm những thay đổi về phương pháp dạy học hiện đại, sự tiến bộ của công nghệ, ứng dụng phần mềm và cả nhu cầu xã hội. Do đó, để có thể áp dụng hiệu quả cần quá trình nghiên cứu để lựa chọn phù hợp trong vô vàn các xu hướng đổi mới trong nền giáo dục 4.0 hiện nay.