Thực trạng thị trường Elearning Việt Nam: Xu hướng, cơ hội
Thị trường E-learning tại Việt Nam đang có sự chuyển mình mạnh mẽ, trở thành xu hướng tất yếu trong thời đại hiện nay. Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu học tập linh hoạt, Elearning không chỉ giúp người học tiếp cận kiến thức mọi lúc, mọi nơi mà còn mở ra nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội sẽ kèm theo không ít những khó khăn cần đối mặt. Ở bài viết dưới đây, Khánh Hùng Academy sẽ đem đến cái nhìn tổng quan nhất về thực trạng thị trường Elearning Việt Nam, từ xu hướng phát triển đến cơ hội và thách thức, cùng tìm hiểu nhé!
Thực trạng thị trường Elearning Việt Nam hiện nay

Thực trạng thị trường Elearning Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ nhờ nhu cầu học tập linh hoạt và ứng dụng công nghệ số ngày càng cao. Theo các báo cáo nghiên cứu, ngành E-learning tại Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới, với sự tham gia của nhiều đơn vị giáo dục trực tuyến và các nền tảng học tập số. Bên cạnh đó, hệ thống quản lý học tập (LMS) cũng ngày càng phổ biến khi hỗ trợ đáng kể việc quản lý, sắp xếp và theo dõi tiến trình đào tạo hiệu quả.
Sự hỗ trợ từ chính phủ và các cơ sở giáo dục cũng góp phần thúc đẩy Elearning. Hiện ngày càng nhiều trường học, trung tâm, các cơ sở giáo dục và kể cả cá nhân, chuyên gia đầu ngành cũng áp dụng công nghệ vào giảng dạy, mở lớp online hay chương trình đào tạo từ xa.
Tốc độ tăng trưởng thị trường Elearning
Thực trạng thị trường Elearning Việt Nam hiện đang trên đà phát triển cực nhanh. Thị trường Edtech tại Việt Nam đã có quy mô ước tính chạm mốc 364,7 triệu USD vào năm 2024 và tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm (CAGR) dự kiến đạt 13,5% đến năm 2032. Trong đó, thị trường E-learning toàn cầu nói chung được dự đoán sẽ đạt 1 nghìn tỷ USD vào năm 2032 (nguồn từ Global Market Insights). Qua đó cũng mở ra nhiều cơ hội hơn cho giáo dục trực tuyến tại Việt Nam.
Xu hướng và cơ hội của Elearning tại Việt Nam
Sự phát triển của công nghệ, kết hợp với nhu cầu học tập linh hoạt ngày càng cao đã mở ra nhiều cơ hội cho cả người học lẫn các đơn vị đào tạo trực tuyến. Vậy những xu hướng nào đang định hình thị trường Elearning Việt Nam? Và đâu là những cơ hội giúp thị trường E-learning tại Việt Nam bứt phá trong thời gian tới? Cùng Hùng phân tích những cơ hội và xu hướng của Elearning tại Việt Nam sau đây.
Cơ hội
E-learning đang trở thành xu hướng giáo dục phổ biến, mở ra nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Không thể phủ nhận thị trường Elearning Việt Nam hiện đang hứa hẹn mở ra những cơ hội sau đây:

- Hỗ trợ từ chính phủ: Chính phủ Việt Nam đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số trong giáo dục. Theo Chương trình chuyển đổi số quốc gia, giáo dục là một trong 8 lĩnh vực ưu tiên từ năm 2025 – 2030. Bên canh đó, Việt Nam đã có hơn 200 công ty khởi nghiệp về EdTech đưa nước ta nằm trong top 5 quốc gia nhận đầu tư nước ngoài về lĩnh vực giáo dục nhiều nhất. Chính vì vậy, công nghệ giáo dục được kỳ vọng sẽ tiếp tục nhận được nhiều chính sách hỗ trợ từ Chính phủ và có những khởi sắc mạnh mẽ trong những năm tới.
- Nhu cầu học tập, đào tạo trực tuyến tăng cao: Dạy học trực tuyến không chỉ giới hạn trong môi trường học đường mà còn mở ra cánh cửa mới cho nhóm người bận rộn hoặc cả những người nội trợ. Sự linh hoạt của Elearning giúp người học dễ dàng tiếp cận các khóa học chuyên sâu, sẵn sàng đầu tư vào những chương trình mang lại giá trị thực tiễn cao. Đây là thời điểm lý tưởng để các đơn vị giáo dục mở rộng quy mô, đưa nội dung chất lượng đến nhiều đối tượng học viên hơn.
- Công nghệ giáo dục ngày càng phát triển: Các nền tảng học trực tuyến ngày càng được cải tiến về tính năng, trải nghiệm người dùng và khả năng tương tác. Những công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI trong giáo dục), học máy (Machine learning), thực tế ảo (AR/VR) hay các công cụ học tập thông minh khác đang dần thay đổi cách thức giảng dạy và học tập, giúp người học tiếp cận kiến thức theo cách dễ hiểu và hiệu quả hơn.
- Tối ưu chi phí vận hành: Thực trang Elearning tại Việt Nam đã không còn là hệ thống “quá khó để triển khai”. Do đó chi phí vận hành hệ thống Elarning cũng trở nên tối ưu hơn, loại bỏ những khoản đầu tư lớn vào cơ sở vật chất hay tài liệu in ấn,… Thay vào đó, tạo cơ hội để tập trung ngân sách vào việc phát triển nội dung giảng dạy chất lượng và nâng cao trải nghiệm học tập cho người dùng.
- Nâng cao “hiệu suất”: Nền tảng E-learning còn tích hợp nhiều tính năng hỗ trợ đào tạo như quản lý học viên, quản lý bài giảng, hay theo dõi tiến độ học tập,… Nhờ vậy mà toàn bộ quy trình giảng dạy được đồng bộ trên một hệ thống duy nhất, giúp tối ưu hiệu suất và nâng cao hiệu quả quản lý.

Doanh thu từ nền tảng học trực tuyến tại Việt Nam (Nguồn Statista)
Xu hướng phát triển của thị trường Elearning Việt Nam
Thị trường E-learning tại Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ nhờ tính linh hoạt và thuận tiện mà mô hình học tập trực tuyến mang lại. Nhờ sự đột phá của trí tuệ nhân tạo đã mở ra cơ hội tiếp cận kiến thức toàn diện và linh hoạt cho học viên ở mọi độ tuổi.

Phân tích thị trường Elearning Việt Nam cho thấy, trong thời gian tới Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn sẽ tiếp tục đẩy mạnh giáo dục trực tuyến, tạo điều kiện cho nền tảng E-learning mới ra đời với chi phí hợp lý và tích hợp nhiều tính năng đa dạng hơn . Song song đó, xu hướng lớp học thông minh hay lớp học ảo cũng được thúc đẩy, hướng đến hệ thống quản lý đồng bộ với phương pháp học tập hiện đại.
Với tốc độ Internet tại Việt Nam liên tục tăng, phủ sóng đến cả những vùng sâu vùng xa đã nhanh chóng giải quyết khó khăn trong vấn đề thiếu hụt nguồn giáo viên. Với hình thức đào tạo từ xa và đầu tư vào hạ tầng công nghệ thông tin sẽ đảm bảo khả năng tiếp cận người học ở mọi nơi với chất lượng đào tạo tốt nhất.
Không chỉ giới hạn trong lĩnh vực giáo dục, thị trường Elearning Việt Nam còn được doanh nghiệp ứng dụng rộng rãi trong đào tạo nội bộ. Các chương trình đào tạo về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, bảo mật thông tin đang được số hóa, giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả đào tạo. Hùng cho rằng đây chính là tín hiệu tích cực cho sự mở rộng bền vững của thị trường Elearning trong tương lai gần.
Những thách thức của thị trường E-learning tại Việt Nam
Dù mang đến nhiều cơ hội, thế nhưng thị trường Elearning tại Việt Nam vẫn cần vượt qua nhiều rào cản để thực sự bứt phá hơn. Nhìn chung, không khó để nhận ra rằng thực trạng Elearning tại Việt Nam vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức sau đây.

- Hạ tầng công nghệ chưa đồng đều: Mặc dù mạng Internet đã phủ sóng rộng nhưng chất lượng kết nối ở nhiều khu vực vẫn chưa hẳn đáp ứng được yêu cầu học trực tuyến ổn định. Đây là rào cản lớn trong việc triển khai E-learning trên diện rộng.
- Thiếu khung pháp lý và hướng dẫn chuẩn hóa: Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn đang trong quá trình xây dựng bộ quy chuẩn E-learning toàn diện. Việc chưa có quy định cụ thể khiến các đơn vị giáo dục gặp không ít khó khăn trong việc xác định tính năng cần thiết, định hình mô hình vận hành và triển khai hiệu quả.
- Thiếu hướng dẫn triển khai thực tế: Các văn bản hướng dẫn triển khai chi tiết, bộ tiêu chí đánh giá chất lượng và mô hình E-learning tiêu chuẩn vẫn còn thiếu. Điều này khiến các trường học gặp khó trong việc lên kế hoạch phát triển dài hạn.
- Vấn đề bảo mật: Những vấn đề về bảo vệ thông tin cá nhân hay chất xám trên nền tảng trực tuyến vẫn còn gặp nhiều rào cản. Theo đó, đòi hỏi quá trình triển khai hệ thống Elearning cần cập nhật các công nghệ mới và bảo vệ nội dung số trên mọi nền tảng.
E-learning không chỉ là xu hướng mà còn là giải pháp trong bối cảnh giáo dục 4.0 hiện nay. Tuy vẫn còn những rào cản nhất định, thế nhưng với từng đó tiềm năng mà thị trường này mang lại chắc chắn vẫn có cơ hội phát triển cho lĩnh vực này. Để giúp thị trường Elearning Việt Nam thực sự bứt phá, các bên liên quan cần đồng hành trong việc hoàn thiện hệ thống, nâng cao chất lượng nội dung và tối ưu trải nghiệm học tập, hướng đến một nền giáo dục hiện đại, linh hoạt và hiệu quả hơn.