Hotline kỹ thuật
Hotline sẽ được cung cấp riêng cho các đồng nghiệp và miễn phí, hỗ trợ 24/7
Tải App mobile
20 THÁNG 06, 2024

Top 10 phương pháp dạy học tích cực thành công hiện nay

Khánh Hùng

289
0
0 Đã sao chép!

Hùng nghĩ các đồng nghiệp còn khá xa lạ với khái niệm phương pháp dạy học tích cực là gì. Đây là cũng là cách đổi mới phương pháp dạy học trong giáo dục, hướng tới sự sáng tạo, học tập với tư duy tích cực, chủ động và mang lại hiệu quả giảng dạy cao. Ngoài ra, để hiểu rõ và áp dụng được những lý thuyết đó vào thực tế thì lại là một bài toán bạn cần tìm lời giải. Vì vậy, trong bài viết dưới đây Khánh Hùng Academy sẽ chia sẻ kinh nghiệm của mình để giúp bạn hiểu rõ khái niệm và 10 phương pháp dạy học tích cực đang được ứng dụng phổ biến hiện nay. Đừng bỏ qua nhé!

Tìm hiểu khái niệm phương pháp dạy học tích cực là gì?

Đầu tiên, để có thể tìm được phương pháp phù hợp cho mình, bạn cần biết sâu về phương pháp dạy học tích cực là gì và ý nghĩa của những phương pháp này trong việc giảng dạy hiện nay.

Dạy học tích cực là gì?

Tìm hiểu phương pháp dạy học tích cực là gì?

Dạy học tích cực là một phương pháp giảng dạy tập trung đánh vào sự chủ động của người học, người học sẽ được hướng dẫn để có thể phát triển tư duy, duy trì tinh thần học tập tích cực và sáng tạo của mình.

Phương pháp dạy học tích cực giúp người học có thể tham gia nhiều hoạt động khác nhau thay vì chỉ chăm chăm vào nội dung bài giảng. Bên cạnh đó, giáo viên sẽ là người đưa ra những gợi ý, kết luận cuối cùng để thúc đẩy người học có thể tự tư duy và giải quyết vấn đề hiệu quả.

Ý nghĩa của phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy học tích cực là cách tiếp cận khá mới trong nền giáo dục 4.0, giúp người học chủ động tìm tòi và tư duy sáng tạo. Thay vì truyền đạt kiến thức một chiều như những phương pháp dạy học truyền thống, thì với phương pháp này giáo viên sẽ gợi mở để người học tự tìm được mấu chốt vấn đề.

Không chỉ tăng cường sự tham gia của học viên, các phương pháp giảng dạy tích cực này còn giúp người học phát triển kỹ năng tư duy phản biện và làm việc nhóm. Người học sẽ vừa nắm vững kiến thức vừa biết cách áp dụng vào thực tiễn, tạo nền tảng vững chắc để phát triển toàn diện.

Cách áp dụng đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực

Để có thể tận dụng điểm mạnh các phương pháp, Hùng nghĩ các đồng nghiệp cần phải nắm được các đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực một cách hợp lý. Dưới đây là 5 đặc trưng cơ bản, cụ thể là:

Dựa vào các hoạt động của người học

Giảng dạy dựa trên hoạt động của người học

Các phương pháp dạy học tích cực thường tập trung vào việc tổ chức bài giảng thông qua chuỗi các hoạt động của người học mà vẫn liên quan chặt chẽ đến kiến thức bài học.

Thay vì đưa ra sẵn khối lượng kiến thức khô khan, người dạy chỉ cần đóng vai trò người tổ chức, hỗ trợ. Khi đó, người học sẽ tự ôn lại kiến thức cũ và sáng tạo để tự xây dựng những kiến thức dựa trên nhu cầu của mình. Điều này sẽ khuyến khích sự chủ động và tích cực của người học trong quá trình học tập.

Chú trọng tới các phương pháp tự học

Khi vận dụng những phương pháp giảng dạy tích cực, giáo viên sẽ là người hướng dẫn người học tìm tài liệu cơ bản từ nhiều nguồn (như trong sách giáo khoa, báo chí, mạng internet, các tài liệu điện tử tham khảo,…). Qua đó người học có thể hình thành thói quen tự tìm tòi và khám phá những kiến thức mới, nâng cao khả năng tự học và tư duy độc lập.

Phối hợp tích cực giữa học cá nhân và hoạt động nhóm

Phối hợp hoạt động cá nhân và làm việc nhóm

Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực khuyến khích người học vừa tự học độc lập vừa phối hợp học tập nhóm. Nhằm giúp người học có thể thảo luận và trao đổi với nhau, tăng cường khả năng giao tiếp và tiếp cận những nội dung mới mẻ từ giáo viên và bạn bè.  Đồng thời việc học tập theo nhóm cũng giúp người học phát triển kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Đánh giá chất lượng học tập

Đánh giá kết quả học tập là một phần quan trọng trong các phương pháp dạy học tích cực. Giáo viên sẽ sử dụng hệ thống câu hỏi để người học tự đánh giá chất lượng bài học của mình. Bên cạnh đó, người học còn được khuyến khích tự đánh giá bản thân và đánh giá lẫn nhau. Quá trình đánh giá này giúp học viên nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của mình, từ đó tìm ra cách sửa đổi và rút kinh nghiệm cho những bài học tiếp theo.

Tóm tắt kiến thức trọng tâm buổi học

Tóm tắt những kiến thức trọng tâm

Người dạy và người học sẽ cùng tóm tắt và tổng hợp lại các kiến thức trọng tâm vào cuối mỗi buổi học. Bằng cách này, người dạy có thể giải đáp những thắc mắc và cùng người học trao đổi để nắm vững kiến thức. Việc tóm tắt không chỉ giúp củng cố kiến thức đã học mà còn khuyến khích học viên tham gia tích cực vào quá trình học tập, nâng cao hiệu quả giảng dạy.

Top 10 phương pháp dạy học tích cực phổ biến nhất hiện nay

Hơn 10+ năm hợp tác với hàng trăm đối tác mảng giáo dục, Hùng và The MONA đã lắng nghe chia sẻ của rất nhiều giáo viên về rất nhiều các phương pháp dạy học hiện đại hiệu quả.

Và trong số đó Hùng thật sự có ấn tượng với một số phương pháp dạy học tích cực, không chỉ áp dụng được trong việc dạy học mà Hùng còn có thể áp dụng ở những doanh nghiệp kinh doanh. Vì vậy, ở nội dung tiếp theo dưới đây, Hùng sẽ chia sẻ đến các đồng nghiệp 10 cách vận dụng các phương pháp dạy học tích cực phổ biến hiện nay, cùng tham khảo nhé.

Phương pháp thảo luận nhanh

Thảo luận nhanh là phương pháp dạy học tích cực

Đây là phương pháp giảng dạy tích cực mà các bạn có thể dùng để thúc đẩy sự chủ động của người học bằng việc đưa ra một vấn đề cụ thể. Người học sẽ phải trao đổi ý kiến nhanh chóng để tìm ra giải pháp hoặc đưa ra quyết định cho vấn đề đó trong thời gian ngắn. Phương pháp này thường hoạt động theo quá trình đặt vấn đề -> từng thành viên đưa ra ý kiến -> đánh giá và quyết định nhờ vậy sẽ giúp người học rèn luyện được tính linh hoạt đồng thời đóng góp cho bài học một cách hiệu quả.

Phương pháp dạy học khám phá

Phương pháp dạy học tích cực này được nhiều giáo viên áp dụng để khuyến khích người học tham gia vào quá trình học tập thông qua việc tự tìm hiểu để giải quyết vấn đề. Học viên sẽ được khuyến khích trả lời các câu hỏi và người dạy khi này cũng sẽ trong vai trò hướng dẫn và hỗ trợ người học thực hiện các hoạt động nghiên cứu, thí nghiệm để tìm giải pháp cho vấn đề. Cách này sẽ giúp người học tự mình khám phá kiến thức và sáng tạo có tư duy.

Phương pháp thuyết trình

Phương pháp thuyết trình

Thuyết trình là hình thức trình bày một nội dung nào đó trước một hoặc nhiều khán giả. Đây là một trong các phương pháp giảng dạy được nhiều giáo viên áp dụng. Nhiệm vụ của giáo viên chỉ hướng dẫn bằng cách cung cấp tài liệu và mục tiêu của bài thuyết trình, người học sẽ phải tự nghiên cứu, sắp xếp và trình bày thông tin một cách sáng tạo. Đây là một cách tiếp cận hiệu quả để nâng cao kỹ năng trình bày cũng như khả năng tiếp thu kiến thức của người học qua 3 bước:

  • Chuẩn bị: Giáo viên cung cấp tài liệu và hướng dẫn cho học viên.
  • Thực hiện: Người học tự tìm hiểu, sắp xếp và trình bày thông tin trước lớp.
  • Đánh giá: Giáo viên và những học viên khác nhận xét và đưa ra gợi ý cải thiện.

Phương pháp này giúp tăng cường sự tập trung, phát triển kỹ năng giao tiếp và tự tin khi nói trước đám đông.

≫Tìm đọc ngay: Bí quyết giúp bạn tự tin trước ống kính, máy quay

Phương pháp bàn tay nặn bột

Đây là phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm nghiên cứu, đặc biệt phù hợp với các chủ đề liên quan đến khoa học tự nhiên. Phương pháp bàn tay nặn bột nhấn mạnh việc người học tự tìm tòi, thí nghiệm để tìm ra câu trả lời cho các vấn đề thực tiễn. Quá trình học tập theo phương pháp bàn tay nặn bột gồm năm bước:

  • Tình huống thực tiễn và câu hỏi nêu vấn đề.
  • Người học chia sẻ ý kiến, quan điểm ban đầu.
  • Đưa ra giả thuyết và lập kế hoạch thí nghiệm.
  • Tiến hành thực nghiệm và nghiên cứu.
  • Rút ra kết luận từ kết quả nghiên cứu và hợp thức hóa kiến thức.

Phương pháp giải quyết vấn đề

Phương pháp giảng dạy tích cực qua việc giải quyết vấn đề

Phương pháp sẽ bao gồm toàn bộ quy trình mà người dạy sẽ hỗ trợ người học để tìm giải pháp cho một vấn đề cụ thể. Phương pháp giảng dạy tích cực này giúp người học phát triển kỹ năng tư duy logic, sáng tạo và phản biện. Giải quyết vấn đề sẽ giúp người học biết được cách hệ thống và vận dụng kiến thức một cách tốt nhất qua các bước:

  • Xác định vấn đề: Người học nhận diện và nêu rõ vấn đề cần giải quyết.
  • Thu thập thông tin: Tiến hành phân tích vấn đề và tìm kiếm thông tin.
  • Phân tích và đánh giá: Phân tích các yếu tố liên quan và đánh giá các giải pháp khả thi.
  • Chọn lựa giải pháp: Chọn lọc và tìm được giải pháp tối ưu cuối cùng để thực hiện.

Phương pháp dạy học tích cực bằng nghiên cứu trường hợp điển hình

Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng các câu chuyện, hình ảnh, video hoặc âm thanh thực tế để giới thiệu một tình huống cụ thể. Giáo viên sẽ đưa ra vấn đề và yêu cầu người học phân tích, thảo luận để tìm ra kết luận và các giá trị nhân văn.

Đây là cách tạo hứng thú và kích thích tư duy của người học, giúp họ liên hệ kiến thức học được với thực tế. Tuy nhiên để khai thác triệt tiềm năng của phương pháp dạy học tích cực này, người dạy cần trang bị nhiều thiết bị hỗ trợ và đủ thời gian để người học phân tích và thảo luận.

Phương pháp áp dụng kỹ thuật JIGSAW

Kỹ thuật các mảnh ghép là một trong các phương pháp dạy học tích cực

Kỹ thuật “các mảnh ghép (Jigsaw)” là hình thức học tập kết hợp giữa cá nhân và nhóm, người học sẽ cùng nhau giải quyết một nhiệm vụ phức tạp. Mỗi thành viên trong nhóm chịu trách nhiệm một phần của nhiệm vụ và sau đó ghép lại để hoàn thành công việc chung. Điều này phát triển tinh thần làm việc nhóm và trách nhiệm cá nhân. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất thì cần tập trung vào chất lượng cuộc thảo luận ban đầu.

Phương pháp BRAINSTORMING

Brainstorming là phương pháp khuyến khích người học tạo ra nhiều ý tưởng mới mẻ và sáng tạo về một chủ đề cụ thể. Trong quá trình này, các thành viên nhóm được tự do đề xuất ý kiến cá nhân của mình mà không bị phê bình. Sau đó, tập thể nhóm sẽ lựa chọn các ý tưởng tốt nhất để thực hiện. Đây được đánh giá là một trong những phương pháp dạy học tích cực giúp huy động trí tuệ tập thể và khuyến khích sự tham gia tích cực của mọi thành viên. Tuy nhiên, việc chọn lọc và đánh giá ý kiến có thể mất nhiều thời gian nên cần được trang bị đầy đủ để hiệu quả phương pháp được tối ưu nhất.

Phương pháp dạy học với suy luận tương tự

Dạy học với suy luận tương tự

Phương pháp suy luận tương tự giúp người học hình thành các giả thuyết mới dựa trên những kiến thức đã học trước đó. Khi gặp tình huống mới, học viên sẽ so sánh, đối chiếu với các tình huống tương tự để tìm ra cách giải quyết. Phương pháp đòi hỏi người học phải chủ động, tích cực trong việc khám phá kiến thức mới, từ đó phát triển tư duy và sáng tạo. Quá trình này bao gồm việc khơi dậy ký ức, xác định dấu hiệu tương ứng và phát biểu định nghĩa về khái niệm mới.

Phương pháp dạy học với kỹ thuật XYZ

Kỹ thuật XYZ là một hình thức thảo luận nhóm cụ thể, trong đó X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra, và Z là thời gian dành cho mỗi người. Ví dụ, kỹ thuật 635 yêu cầu mỗi nhóm 6 người, mỗi người viết 3 ý kiến trong vòng 5 phút và sau đó chuyển cho người bên cạnh. Phương pháp này đảm bảo mọi thành viên đều tham gia và đóng góp ý kiến. Tuy nhiên, việc tổng hợp và đánh giá ý kiến có thể mất nhiều thời gian.

Một số kỹ thuật áp dụng trong phương pháp giảng dạy tích cực

Việc áp dụng các kỹ thuật vào giảng dạy đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, linh hoạt và sáng tạo trong cách truyền đạt kiến thức, nhằm đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình dạy và học. Do đó, Hùng sẽ chia sẻ đến bạn một số kỹ thuật được áp dụng ở một số phương pháp dạy học tích cực hiện nay.

Kỹ thuật Think, Pair, Share

Kỹ thuật chia sẻ nhóm đôi

Kỹ thuật này hay còn được gọi là kỹ thuật “chia sẻ nhóm đôi” được tạo bởi giáo sư Frank Lyman từ Đại học Maryland. Đây là hoạt động làm việc theo nhóm đôi, giúp phát triển năng lực tư duy cá nhân trong việc giải quyết vấn đề. Để áp dụng kỹ thuật này cần thực hiện theo ba bước sau:

  • Think (Suy nghĩ): Người học suy nghĩ cá nhân về một câu hỏi hoặc vấn đề được đưa ra.
  • Pair (Cặp đôi): Học viên chia sẻ ý tưởng với bạn cùng nhóm.
  • Share (Chia sẻ): Các cặp đôi chia sẻ kết quả thảo luận với cả lớp.

Ưu điểm: Kỹ thuật này giúp người học phát triển kỹ năng nghe và nói, đồng thời rèn luyện khả năng tóm tắt và tổng hợp ý kiến.

Hạn chế: Có thể xảy ra tình trạng người học nói chuyện riêng về những nội dung không liên quan đến bài học.

Kỹ thuật 5W1H (Kipling) trong dạy học tích cực

Kỹ thuật Kipling sử dụng sáu câu hỏi cơ bản (What, Where, When, Who, Why, How) để khám phá các khía cạnh của một vấn đề. Đây là phương pháp lý tưởng để phát triển ý tưởng mới và xem xét nhiều khía cạnh của vấn đề.

Ưu điểm: Kỹ thuật này mang tính logic cao, không mất nhiều thời gian và có thể áp dụng rộng rãi trong nhiều tình huống khác nhau.

Hạn chế: Người học có thể cảm thấy bị điều tra, dẫn đến tình trạng mỗi người một ý và hạn chế sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm.

Kỹ thuật dạy học KWL (KWLH)

Kỹ thuật KWL

Kỹ thuật KWL là hình thức tổ chức dạy học hoạt động đọc hiểu. Quy trình thực hiện bao gồm:

  • K (What we Know): Học viên suy nghĩ và ghi lại những gì họ đã biết về chủ đề.
  • W (What we Want to learn): Đặt câu hỏi về những gì muốn biết thêm.
  • L (What we Learn): Tự trả lời câu hỏi và ghi lại những gì đã học được.
  • H (How can we learn more): Định hướng nghiên cứu thêm cho người học.

Ưu điểm: Kích thích sự hứng thú học tập và tăng khả năng định hướng, tự đánh giá của người học.

Hạn chế: Thời gian thực hành lâu vì người học cần hoàn thành từng bước trước khi chuyển sang bước tiếp theo.

Kỹ thuật tận dụng điểm mạnh của Mindmap

Trong số các phương pháp dạy học tích cực, kỹ thuật mindmap (sơ đồ tư duy) được đánh giá cao. Học viên khi này sẽ sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu kiến thức, ý tưởng.

Ưu điểm: Sơ đồ tư duy đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với nhiều đối tượng học viên giúp nắm bắt kiến thức nhanh hơn và dễ dàng hơn.

Hạn chế: Nếu sử dụng giấy để vẽ sơ đồ có thể gặp khó khăn trong việc lưu trữ, thay đổi và chỉnh sửa, gây tốn kém chi phí.

Điều kiện áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực là gì?

Để vận dụng các phương pháp dạy học tích cực hiệu quả đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ nhiều phía, bao gồm cả giáo viên, học viên và các bên liên quan khác.

  • Đối với người dạy: Giáo viên cần được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn, có khả năng sử dụng các công cụ hỗ trợ thành thạo. Người dạy phải linh hoạt, sáng tạo trong cách tiếp cận người học, khuyến khích sự tham gia tích cực và tinh thần tự học.
  • Đối với người học: Học viên cần phát triển kỹ năng tự học, tính tự giác và trách nhiệm trong học tập. Sự hợp tác giữa giáo viên và người học là yếu tố then chốt để phương pháp dạy học tích cực đạt hiệu quả.
  • Giảm tải kiến thức lý thuyết: Giảm bớt khối lượng kiến thức lý thuyết trong sách giáo khoa, tạo điều kiện cho người học tham gia nhiều hơn vào các hoạt động thực hành và ứng dụng. Việc giảm tải này giúp người học không bị quá tải và có thể tập trung hơn vào việc phát triển kỹ năng và tư duy.
  • Đổi mới trang thiết bị học: Cơ sở vật chất cần được nâng cấp, trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu, bảng thông minh. Đảm bảo môi trường học tập thân thiện, an toàn và kích thích sự sáng tạo của người học.

Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực không chỉ cải thiện chất lượng giáo dục mà còn phát triển toàn diện khả năng của người học. Việc người dạy tìm tòi để áp dụng chúng sẽ phần nào hỗ trợ người học có thể phát triển kỹ năng tối đa. Hy vọng qua bài viết này, Hùng đã giúp bạn hiểu rõ định nghĩa phương pháp dạy học tích cực là gì và đem đến những phương pháp giảng dạy tích cực giúp bạn có thể so sánh, chọn lọc để giảng dạy hiệu quả hơn.