Hotline kỹ thuật
Hotline sẽ được cung cấp riêng cho các đồng nghiệp và miễn phí, hỗ trợ 24/7
13 THÁNG 05, 2024

DRM là gì? Giải pháp giúp bảo vệ bản quyền nội dung số DRM

Khánh Hùng

296
0
0 Đã sao chép!

Hiện nay, các đơn vị sở hữu bản quyền các nội dung số luôn lựa chọn công nghệ DRM để nâng cao tính bảo mật, kiểm soát quyền truy cập của người sử dụng hiệu quả. Công nghệ này còn giúp người dùng có những trải nghiệm tiện ích, lý tưởng hơn. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về Quản lý bản quyền nội dung số DRM là gì, những lý do bạn nên quan tâm đến các giải pháp về quản lý quyền kỹ thuật số trong tương lai?. Hãy cùng Hùng tìm hiểu tất cả nội dung này qua bài viết ngay dưới đây.

DRM là gì?

DRM (Digital Rights Management) là công nghệ giúp quản lý các nội dung số, nhằm chế vi phạm về bản quyền dựa vào hình thức mã hóa. Hiểu đơn giản việc quản lý bản quyền nội dung số DRM ra đời với mục đích kiểm soát các hoạt động của người dùng trong quá trình truy cập và sử dụng nội dung nền tảng số.

DRM là gì?

Trong đó:

  • Digital: Là các phương tiện, nội dung như ebook, video, game, video, âm thanh,…
  • Rights: Tức là bản quyền, thể hiện chủ sở hữu về bản quyền nội dung, các quyền hạn hay điều khoản quy định với người dùng.
  • Management: Sự kiểm soát đối với các file, khả năng truy cập nội dung.

DRM sẽ cung cấp cho người dùng các tiêu chuẩn để phân loại, mô tả và chia sẻ dữ liệu theo cấu trúc như sau:

  • Mô tả dữ liệu: Các phương tiện được cung cấp giúp bạn mô tả các dữ liệu một cách thống nhất để hỗ trợ việc chia sẻ, khám phá các dữ liệu được tối ưu hơn.
  • Bối cảnh dữ liệu: Bộ phận này sẽ phân loại dữ liệu thông qua đơn vị phân loại giúp người dùng thuận lợi hơn khi truy cập, khám phá dữ liệu.
  • Chia sẻ dữ liệu: Hỗ trợ quyền truy cập, trao đổi và chia sẻ dữ liệu đã được kích hoạt.

≫Tìm đọc thêm: DMCA là gì? Hướng dẫn đăng ký DMCA bảo vệ bản quyền

Công nghệ DRM hoạt động như thế nào?

Bạn đã biết được khái niệm DRM là gì. Vậy công nghệ này sẽ hoạt động ra sao để bảo vệ các nội dung số có bản quyền? Thực ra, hoạt động của DRM sẽ dựa vào việc mã hóa các nội dung file thông qua một “secret key”. Khi người dùng muốn sử dụng file này sẽ có một ứng dụng riêng thực hiện nhiệm vụ đọc và giải mã file. Sau khi file được giải mã thì người dùng mới đọc được.

Quy trình hoạt động Digital Rights Management như hình sau đây:

Quá trình hoạt động Digital Rights Management

Quá trình hoạt động của công nghệ này được thực hiện cần có 1 DRM System có nhiệm vụ cung cấp Encryption key giúp thực hiện mã hóa. Ngoài ra, quá trình này còn có Decryption key để thực hiện việc giải mã file. Cụ thể như sau:

  • Mã hóa (hiển thị màu đỏ): Người tạo file sẽ gửi yêu cầu để nhận eKey từ DRM System. Tiếp theo, Encrypted file được chia sẻ khi có người cần truy cập file. Nhiều trường hợp Encryption key sẽ được tạo ra bởi chính người tạo file rồi lưu trữ key trên DRM System.
  • Giải mã (hiển thị màu xanh): Khi người dùng muốn sử dụng sẽ thông qua 1 ứng dụng riêng biệt để mở file X- nơi chứa các thông tin liên quan đến người dùng có nhu cầu truy cập file. Ứng dụng này sẽ tải những nội dung đã mã hóa về và khi nó nhận được Encrypted file sẽ gửi yêu cầu tới DRM System để nhận Decryption key. Khi thông tin xác thực được hệ thống chấp nhận, dKey sẽ được DRM System gửi và giúp ứng dụng giải mã file DRM nhờ sự hỗ trợ của dKey này.

≫Khám phá ngay về 2 công nghệ mà Hùng đã và đang triển khai tại The MONA (Business của Hùng) và ngay trên bài giảng Khánh Hùng Academy đó là: Công nghệ chặn download videochặn quay màn hình video.

Những trường hợp sử dụng quản lý quyền kỹ thuật số DRM

Ứng dụng quản lý quyền kỹ thuật số được đánh giá là rất quan trọng với mọi tổ chức, doanh nghiệp. Bất cứ đơn vị nào có tạo, lưu trữ các phương tiện kỹ thuật số đều cần sử dụng DRM. Đây là cách để bảo vệ hiệu quả bản quyền của nội dung số cũng như tài sản trí tuệ của đơn vị. Điều này cũng giúp duy trì những nội dung mang đến doanh thu và đảm bảo tính toàn vẹn đối với người dùng.

Cụ thể, công nghệ DRM hiện được sử dụng nhiều trong các ngành nghề sau:

  • Truyền thông và giải trí: Các bộ phim, âm nhạc, chương trình truyền hình, sách điện tử,… đều cần DRM để bảo vệ bản quyền nội dung. Bởi nếu không có công nghệ này sẽ dễ xảy ra tình trạng sao chép, chia sẻ các nội dung trái phép.
  • Phần mềm, trò chơi: Đơn vị phát triển phần mềm, trò chơi thường dùng DRM để ngăn sự truy cập trái phép từ người dùng không trả phí. Khóa kích hoạt sẽ được sử dụng kết hợp với xác thực trực tuyến hay giấy phép sẽ giúp xác minh những bản sao của người dùng.
  • Xuất bản, giáo dục: Các sách, báo, tài liệu điện tử khác cũng sẽ cần thực hiện quản lý quyền nội dung số DRM. Cách này sẽ kiểm soát được quyền, tính năng người dùng có thể truy cập vào tài liệu.
  • Chăm sóc sức khỏe: Hồ sơ, thông tin của khách hàng cần được bảo mật. Cơ sở có thể quản lý thông tin khách hàng để chăm sóc tốt hơn đồng thời vẫn bảo mật được tính riêng tư, toàn vẹn của dữ liệu.
  • Bảo vệ các dữ liệu của doanh nghiệp: Với mọi doanh nghiệp thì giá trị của data rất quan trọng. Công nghệ sẽ bảo vệ bản quyền nội dung số hay các nội dung mang tính nhạy cảm của đơn vị. Các hành vi xâm nhập, chia sẻ dữ liệu doanh nghiệp trái phép sẽ được ngăn chặn hiệu quả.

Tại sao nên quan tâm đến bảo vệ bản quyền nội dung số?

Quản lý quyền kỹ thuật số DRM không chỉ bảo vệ quyền lợi cho người tạo ra nội dung số trước nguy cơ bị vi phạm bản quyền, mà còn là những lợi ích rất thiết thực khác.

Vậy, lý do Hùng khuyên bạn nên quan tâm đến DRM là gì?

Nhận thức đúng về bản quyền

Bảo vệ bản quyền nội dung số

Hiện nay, rất nhiều người vẫn quan tâm nhiều đến việc vấn bản quyền của những nội dung số mình truy cập. Họ chỉ cần có thể truy cập vào nội dung mình muốn còn việc nó có bản quyền hay không thường rất ít người chú ý. Nhưng khi DRM được ứng dụng ở các file nội dung số thì người tạo ra nội dung này có thể kiểm soát được quyền của người dùng. Khi đó, người sử dụng sẽ biết họ có thể liên kết đến những gì trong nội dung số và những gì mình không thể truy cập.

Công nghệ DRM giúp giữ quyền sở hữu nội dung

DRM được đánh giá cao trong việc giúp bảo vệ bản quyền nội dung số của tác giả. Với công nghệ này, họ sẽ ngăn chặn được việc người khác sử dụng, chỉnh sửa trái phép nội dung số mà mình sáng tạo ra. Đây được xem là công nghệ rất hữu ích trong việc bảo vệ những thành quả được tạo ra một cách an toàn nhất.

Bảo vệ nguồn thu nhập

DRM giúp bảo vệ tài nguyên và nguồn thu nhập

Trên thực tế, nếu không có giải pháp quản lý quyền kỹ thuật số, một nội dung điện tử của cá nhân hay tổ chức sẽ rất dễ bị người khác đánh cắp và gắn thành “chủ quyền” của họ. Từ nội dung đánh cắp này, họ có thể kiếm thu nhập từ chính tài nguyên của bạn.

Do đó, khi DRM được ứng dụng sẽ ngăn chặn hiệu quả sự xâm nhập của bất cứ ai muốn thay đổi nội dung số. Đây là lựa chọn rất lý tưởng để bảo vệ nguồn thu nhập của những nhà sáng tạo, tránh bị người khác chiếm lợi từ những gì mình tạo ra.

Đảm bảo quyền khi truy cập nội dung

Hiểu đơn giản thì công nghệ DRM sẽ giới hạn nội dung dành cho các đối tượng cụ thể hay giới hạn nội dung có thể truy cập với các đối tượng mục tiêu. Ví dụ như, nhà sản xuất phim hay video phải đầu tư vốn để tạo ra sản phẩm. Khi video hay phim lên sóng, họ sẽ thu hồi lại vốn đã đầu tư từ lượng người truy cập và trả phí để xem nó. Như vậy, những người dùng không trả phí sẽ bị giới hạn quyền truy cập vào nội dung phim.

Bên cạnh đó, DRM còn đảm bảo video, phim,… chỉ được truy cập bởi đối tượng người dùng nhất định. Ví dụ, nội dung số có các thông tin “người lớn” và chỉ người dùng đủ 18 tuổi mới truy cập thì người dưới 18 tuổi sẽ không thể xem thông tin,…

Đảm bảo an toàn, quyền riêng tư của dữ liệu

Bảo vệ bản quyền nội dung số và những dữ liệu riêng tư

Đối với doanh nghiệp, tổ chức bảo mật an toàn những thông tin số có tính quan trọng. Nội dung này sẽ luôn được đảm bảo ở chế độ riêng tư để ngăn tình trạng truy cập trái phép. Ngoài ra, công nghệ này còn giúp hạn chế quyền xem, đọc những nội dung số có mật khẩu. Nguy cơ bị lộ các thông tin mật hay có tính riêng tư, quan trọng sẽ được hạn chế tối ưu nhất.

Tăng trải nghiệm người dùng

Một nội dung số có tích hợp DRM sẽ giúp người dùng có thể truy cập mà không cần thực hiện các xác nhận phức tạp. Bởi công nghệ đã mã hóa các tiêu chuẩn cho phép người dùng đọc nội dung nào và kiểm soát thông tin người dùng không thể truy cập.

Theo đó, người dùng không phải dùng thêm một ứng dụng riêng biệt nào khác. Điều này đã được DRM thực hiện thay bạn khi liên kết với những ứng dụng của bên thứ 3 để việc đọc, truy cập những nội dung được phép sẽ diễn ra một cách dễ dàng, tiện lợi nhất.

Có thể thấy, sự xuất hiện của DRM chính là giải pháp kiểm soát, bảo vệ bản quyền cho các nội dung một cách hiệu quả. Qua bài viết từ Khánh Hùng Academy, hy vọng bạn đã hiểu rõ DRM là gì và những lợi ích khi quản lý bản quyền nội dung số DRM mang đến sẽ góp phần giúp bạn có sự lựa chọn phù hợp để bảo vệ quyền sở hữu đối với các nội dung số mình tạo ra hay đang lưu trữ.