Coaching 1:1 là gì? Kinh nghiệm Coaching 1 1 hiệu quả
Coaching 1:1 là một trong những hình thức dạy và đào tạo được rất nhiều đơn vị giáo dục đang sử dụng. Tuy nhiên, có khá nhiều anh/chị giảng viên đang làm việc này chưa thật sự tốt và hiệu quả – chính vì vậy, dẫn đến nhiều học viên cảm thấy khá thất vọng với buổi coach. Vậy Coaching 1:1 là gì? Kinh nghiệm dạy Coaching 1 1 hiệu quả là như thế nào? Bài viết của Khánh Hùng Academy sẽ trả lời giúp bạn ngay sau đây.
Coaching 1:1 là gì?
Coaching 1:1 dường như đã trở thành một trong những hình thức giảng dạy mang đến lợi ích và tính cá nhân hoá cực kỳ cao, nhưng ít ai đã hiểu rõ thực sự bản chất của việc coaching là gì? Và những ưu nhược điểm mà hình thức coaching này mang lại.
Tuy nhiên, để trả lời cho câu hỏi Coaching 1:1 là gì thì theo cá nhân Hùng:
Coaching 1:1 là một loại hình huấn luyện cá nhân, nơi một người huấn luyện (coach) làm việc trực tiếp với một cá nhân (coachee) để giúp họ đạt được mục tiêu, phát triển kỹ năng, và thúc đẩy sự tiến bộ cá nhân.
Trong quá trình Coaching này, người huấn luyện sẽ sử dụng các kỹ năng riêng và giáo trình của họ để định hướng cho người học và giúp xây dựng một lộ trình phù hợp với mục tiêu của học viên. Coaching 1 1 thường tập trung vào việc phát triển cá nhân, nghề nghiệp hoặc các kỹ năng cụ thể như lãnh đạo, quản lý thời gian, giao tiếp, và nhiều hơn nữa.
Với những chia sẻ về khái niệm Coaching 1:1 từ Hùng, bạn đã hiểu được hình dung được Coach 1 1 là gì chưa?. Cùng theo dõi tiếp để biết ưu và nhược điểm của hình thức này nhé.
Ưu và nhược điểm của hình thức dạy Coaching 1:1
Mặc dù Coaching 1-1 là một hình thức khá phổ biến và phù hợp với nhiều đơn vị giáo dục. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều về ưu và nhược điểm của mô hình đào tạo này.
Ưu điểm của hình thức Coaching 1:1 là gì?
- Tập trung cá nhân: Coaching 1:1 tập trung hoàn toàn vào cá nhân, cho phép người huấn luyện tùy chỉnh phương pháp và nội dung huấn luyện để phù hợp với nhu cầu và mục tiêu cụ thể của từng cá nhân.
- Tương tác tốt: Bằng cách làm việc một cách trực tiếp và hiểu rõ mục tiêu của coachee, hình thức Coaching 1:1 giúp cho cả hai dễ dàng trao đổi kỹ lưỡng hơn về định hướng, mong muốn và trình độ của người học. Từ đó, mối quan hệ giữa người huấn luyện và coachee cũng được xây dựng dựa trên sự tin cậy và tôn trọng.
- Phát triển kỹ năng cá nhân: Coaching 1 1 chỉ tập trung vào mỗi cá nhân vì vậy nó sẽ giúp học viên phát triển các kỹ năng và nghề nghiệp một cách cụ thể, hiệu quả. (Theo cách mà Hùng thường hay gọi là cá nhân hoá theo từng case của học viên).
- Phản hồi và hỗ trợ nhanh chóng: Mô hình Coaching 1:1 thường đòi hỏi người coach phải luôn phản hồi và sẵn sàng hỗ trợ các thắc mắc của học viên nhanh chóng. Ngoài ra, theo như Hùng được biết, một vài Coach phải cam kết phản hồi học viên trong khoảng thời gian nhất định (tức là sau khi học viên hỏi thì coach phải trả lời câu hỏi đó trong khoảng thời gian tối thiểu là 3-4 tiếng).
Nhược điểm của mô hình Coaching 1:1
- Chi phí cao: Coaching 1:1 thường đắt hơn rất nhiều so với các hình thức giảng dạy hay đào tạo khác do yêu cầu thời gian, kiến thức và kinh nghiệm của một người coach. Theo đó, thời gian càng lâu, lượng kiến thức càng lớn thì giá của một khóa coaching 1:1 càng lớn (thậm chí có thể rơi vào khoảng vài chục triệu đến trăm triệu cho một khóa).
- Tốn thời gian: Việc thực hiện coaching 1:1 yêu cầu sự cam kết và đầu tư thời gian từ cả hai bên, điều này có nghĩa là cả 2 bên phải luôn cố gắng cân bằng giữa công việc, gia đình để tham gia buổi học đúng lúc. Vấn đề này đôi khi cũng khá phiền bởi vì nếu một trong hai người có nhu cầu chuyển sang ngày giờ học khác thì người kia cũng phải sắp xếp lại thời gian của mình sao cho hợp lý.
- Rủi ro nếu người Coach không phù hợp: Nếu không chọn được người huấn luyện phù hợp như mong đợi hoặc không có sự hoà hợp giữa người huấn luyện và coachee, quá trình coaching 1:1 có thể không đạt được hiệu quả như mục tiêu của Coachee. Thậm chí, đôi khi người học có thể bỏ ngang bởi quá chán việc học coach của mình.
- Giới hạn kiến thức: Một người huấn luyện có thể sẽ có những giới hạn kiến thức hoặc kinh nghiệm trong một số lĩnh vực cụ thể. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ và định hình cho sự phát triển của Coachee.
Và đó là những ưu điểm và nhược điểm của hình thức Coaching 1:1 này. Đối với Hùng thì Coaching 1 1 vẫn đang làm hình thức dạy học khá ổn và nếu bạn muốn thử bắt đầu việc dạy học online của mình bằng mô hình này, hãy tìm hiểu Coaching 1 1 là gì và trải nghiệm ngay nhé! Tuy nhiên, đừng nên nhầm lẫn Coaching 1-1 với những hình thức đào tạo khác như Counseling hay Mentoring. Hùng sẽ chỉ ra điểm khác biệt cho bạn ngay dưới đây.
Coaching khác gì với Counseling và Mentoring?
Hùng biết là khi bạn đã tìm hiểu về cái hình thức đào tạo theo dạng coaching này thì ít nhiều bạn đã là một chuyên gia trong lĩnh vực của bạn. Tuy nhiên, không phải cứ mở lớp 1 kèm 1 đều là coaching đâu nhé! Đọc ngay nội dung Hùng chia sẻ dưới đây để coi có đúng là bạn đang thực sự dạy coaching hay counseling và mentoring.
Coaching
- Có thể kéo dài vài tháng ( thông thường là 1-3 tháng)
- Mang tính chất nghiêm chỉnh và đầu tư hơn
- Người coach sẽ đưa ra một lộ trình học phù hợp với năng lực hiện tại của bạn cũng như mục tiêu cuối cùng.
- Mối quan hệ giữa người huấn luyện và người học thường là tạm thời và tập trung vào mục tiêu cụ thể.
Một vài khóa học tiêu biểu của hình thức này như: Khóa học dạy lập trình, khóa học dạy tiếng anh giao tiếp, khóa học dạy chạy Facebook Ads,….
≫Tìm đọc thêm: Top 5 khóa học Coaching chất lượng nhất hiện nay
Counseling
- Thời gian tương đối dài (từ 6-8 tháng) hoặc có thể hơn tuỳ theo vào tình trạng hiện tại của học viên
- Theo Hùng, khóa counseling khá nghiêm túc và nặng các vấn đề về giải quyết tâm lý cá nhân.
- Sử dụng các phương pháp và kỹ thuật tâm lý để hỗ trợ người học trong việc vượt qua khó khăn và tìm kiếm sự cân bằng, hạnh phúc trong cuộc sống.
- Mối quan hệ giữa người cung cấp tư vấn và người học cũng thường là tạm thời và chỉ tập trung vào việc giải quyết vấn đề cụ thể.
Một vài khóa học của mô hình khóa học Counseling như sau: Tư vấn tâm lý cơ bản, tư vấn gia đình và hôn nhân, tư vấn tầm ký cho trẻ vị thành niên,…
Mentoring
- Thời gian để Mentoring rất linh hoạt có thể ngắn hoặc dài tuỳ theo nhu cầu và định hướng của học viên.
- Mentoring thường khá cởi mở và thân thiết hơn, chủ yếu là về phát triển bản thân và nghề nghiệp.
- Đây là một mối quan hệ dài hạn giữa một người có thể không hoặc đã có nhưng rất ít kinh nghiệm (người mentee) và một người đi trước có nhiều kinh nghiệm (mentor).
- Mentor chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hướng dẫn về các khía cạnh khác nhau của cuộc sống và nghề nghiệp.
- Mục tiêu của mentoring thường là phát triển người mentee trong sự nghiệp và sự phát triển cá nhân thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm và cung cấp hỗ trợ thực tiễn.
Một vài người Mentoring mà bạn có thể dễ dàng nhìn thấy như: PT Gym, chuyên viên đào tạo giáo viên, chuyên viên đào tạo đầu bếp,…
≫Khám phá thêm về: Train the Trainer là gì? 9 Lợi ích từ mô hình Train the Trainer
Kinh nghiệm dạy Coaching 1:1 hiệu quả
Bạn đã có kinh nghiệm, bạn là chuyên gia nhưng chưa bao giờ bạn đứng ra mở một lớp Coaching 1-1 nào?, hay lớp coaching 1:1 trước đó của bạn nó vẫn chưa được ưng ý, vẫn chưa nhận được nhiều phản hồi tích cực từ học viên?. Khi bạn hỏi, họ chỉ trả lời những câu đại khái như kiểu: “ờm em thấy cũng được”, “cũng okay đó anh”, “tạm ổn”… thì nên xem qua những cách dạy Coaching 1 1 hiệu quả mà Hùng chia sẻ dưới đây nhé!
Cách coaching 1:1 hiệu quả là hiểu rõ nhu cầu và mục tiêu của coachee
Kinh nghiệm dạy Coaching 1 1 đầu tiên là bạn phải hiểu rõ nhu cầu và mục tiêu của học viên khi tham gia Coaching 1:1 là gì. Việc này là một phần quan trọng để thực hiện quá trình coaching một cách hiệu quả. Khi bạn hiểu được mong muốn và mục tiêu của người được coaching, bạn có thể tạo ra các kế hoạch và chiến lược phát triển cá nhân phù hợp. Điều này đảm bảo rằng quá trình coaching được tùy chỉnh nhằm đáp ứng những nhu cầu cụ thể, tăng khả năng thành công và hiệu suất trong việc đạt được mục tiêu của họ.
Có nhiều cách để bạn có thể hiểu rõ nhu cầu và đích đến cuối cùng của người coaching, một trong số đó là:
- Trao đổi trực tiếp với học viên về mục tiêu và mong muốn đạt được trong các buổi học coaching 1 1 là gì.
- Kiểm tra năng lực và đánh giá họ thông qua các bài test, khảo sát (cách này thì sẽ rất thường áp dụng bởi các giảng viên tiếng anh, toán, lý, hoá,…).
- Theo dõi tiến độ phát triển của coachee và điều chỉnh phương pháp huấn luyện khi cần thiết để đảm bảo rằng các mục tiêu đều đạt được.
Tất nhiên, khi dạy coaching 1 1 trực tiếp thì ngoài việc hiểu rõ mục tiêu của người được coaching, bạn cũng cần phải có những nội dung chỉn chu và đầy đủ nhất cho buổi dạy (mà nội dung đó phải thật sự phù hợp với học viên).
Luôn chuẩn bị đầy đủ nội dung cho buổi Coaching 1:1
Coaching 1:1 là cá nhân hoá và bạn phải soạn những bộ tài liệu riêng cho họ trước buổi học. Nó khác hoàn toàn với việc bạn dạy theo mô hình đại trà là chỉ cần một giáo án chung là được.
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị chủ đề cần thảo luận
Trước khi bắt đầu một buổi coaching, việc xác định chủ đề Coaching 1:1 là gì để thảo luận là một bước quan trọng để đảm bảo rằng buổi coaching sẽ mang lại giá trị cao nhất cho cả coach và coachee.
Theo Hùng, chủ đề mà bạn chuẩn bị nó cần phải phản ánh một mục tiêu phát triển cá nhân cụ thể mà coachee muốn đạt được, một thách thức cụ thể mà coachee đang gặp phải, hoặc một kỹ năng cụ thể mà coachee muốn cải thiện.
Hùng ví dụ, nếu học viên muốn phát triển kỹ năng giao tiếp trong môi trường công sở. Thì trong buổi coaching 1:1 bạn có thể triển khai những chủ đề như: “Nói như thế nào để tăng khả năng thuyết phục ai đó trong công ty mua hàng của bạn”. Hoặc nếu học viên của bạn là người quản lý và họ đang loay hoay tìm cách quản lý thời gian hiệu quả thì bạn có thể chuẩn bị chủ đề liên quan đến: “Quản lý thời gian và ưu tiên công việc”.
Thứ 2, chuẩn bị những câu hỏi bạn sẽ đặt ra cho Coachee
Câu hỏi là yếu tố tốt nhất để bạn tạo ra những cuộc trò chuyện cởi mở, tìm hiểu hơn về ý kiến và suy nghĩ của coachee, thúc đẩy sự phát triển cá nhân của họ. Khi chuẩn bị cho buổi coaching, coach cần phải đặt ra những câu hỏi cụ thể và chặt chẽ liên quan đến chủ đề đã chọn.
Hùng ví dụ, nếu chủ đề là “Cải thiện kỹ năng giao tiếp trong môi trường công việc”, các câu hỏi có thể bao gồm:
- Bạn cảm thấy như thế nào khi phải giao tiếp trong tình huống căng thẳng?
- Bạn muốn cải thiện khả năng nói trước đám đông như thế nào?
- Bạn đã gặp phải những khó khăn nào khi trò chuyện với đồng nghiệp hoặc cấp dưới của mình?
Với những câu hỏi như trên sẽ giúp tạo ra một cuộc trò chuyện sâu sắc và tập trung vào mục tiêu phát triển cụ thể của từng coachee. Đồng thời cũng mang lại cảm giác đồng cảm, khi bạn chịu lắng nghe những suy nghĩ của họ.
Luôn lắng nghe ý kiến và câu hỏi của học viên
Khi truyền đạt kiến thức và kỹ năng trong vai trò là một người dạy coaching, việc lắng nghe ý kiến và câu hỏi của học viên là một điều rất quan trọng. Bằng cách lắng nghe một cách tử tế và chân thành, bạn sẽ hiểu rõ hơn về cá nhân từng học viên, điều này giúp bạn điều chỉnh phương pháp giảng dạy và cung cấp sự hỗ trợ tốt nhất cho họ.
Một vài gợi ý nhỏ để học viên bày tỏ ý kiến và quan điểm của họ với bạn một cách cởi mở hơn là:
- Sử dụng các câu hỏi mở để lắng nghe ý kiến của học viên: Thay vì hỏi các câu hỏi có thể trả lời bằng “có” hoặc “không”, hãy sử dụng các câu hỏi mở để khích lệ học viên thảo luận và chia sẻ ý kiến của họ một cách tự do hơn. Ví dụ, thay vì hỏi “Bạn có thấy khó khăn trong việc quản lý thời gian không?”, bạn có thể hỏi “Bạn cảm thấy những thách thức nào khi cố gắng quản lý thời gian của mình?”
- Khích lệ phản hồi xây dựng: Khi học viên chia sẻ ý kiến của họ, hãy đảm bảo rằng bạn đón nhận và đánh giá cao đóng góp của họ. Thể hiện sự cảm thông và tôn trọng ý kiến của họ, dù đó có thể khác biệt so với quan điểm của bạn.
- Lắng nghe và phản hồi: Khi học viên đang chia sẻ ý kiến của mình, hãy thể hiện sự quan tâm bằng cách lắng nghe và phản hồi họ bằng những hành động như gật đầu và sử dụng ngôn ngữ cơ thể để họ biết là bạn đang quan tâm đến câu chuyện mà họ nói.
Tạo kế hoạch cụ thể cho học viên
Sau khi đã nghe nhiều về tâm tình, mong muốn và mục tiêu của học viên khi tham gia các buổi Coaching 1:1 là gì. Bạn cần, tạo kế hoạch chi tiết cho học viên cụ thể là:
Đánh giá tình trạng hiện tại của học viên so với kết quả mà họ mong muốn
Hùng ví dụ, nếu bạn đang mở lớp tiếng anh coaching 1:1 cho học viên là 23 tuổi đang đi làm nhưng hiện tại đang bị mất gốc và mong muốn đạt được Ielts 6.5 trong 3 tháng. Thì bạn sẽ đánh giá tỷ lệ thành công mong muốn của họ có hợp lý hay không? Nếu đề xuất của học viên là không hợp lý, bạn có thể chia sẻ trực tiếp với họ về điều đó và đưa ra cho họ một lộ trình dễ dàng, và có tỷ lệ thành công cao hơn.
Thiết lập mục tiêu và đo lường hiệu quả của lộ trình đó
Cùng với ví dụ như trên, sau khi bạn đã đưa cho học viên lộ trình mà bạn thấy là tốt nhất! – Học viên đồng ý và bạn triển khai. Khi đó, bạn có thể test lại năng lực của học viên mỗi 2 tuần/lần. Với kết quả đánh giá thì bạn nhận thấy học viên phát âm khá chuẩn, rất ổn nhưng phần ngữ pháp đang chưa được tốt, vẫn còn sai cấu trúc câu, sai lỗi dùng từ thì bạn có thể tăng tần suất học ngữ pháp của học viên lên cao hơn các phần học luyện phát âm.
Với tất cả những thông tin mà Hùng chia sẻ cho bạn về Coaching 1:1 là gì? Cũng như những hướng dẫn dạy Coaching 1 1 hiệu quả. Hùng tin là sẽ giúp bạn hiểu hơn về mô hình này và biết cách để trở thành một Coach chuyên nghiệp trong tương lai.
Ngoài ra, nếu bạn muốn nghe thêm những chia sẻ trực tiếp của Hùng về những hình thức dạy học khác, cụ thể là dạy học bằng bộ video Elearning thì hãy truy cập vào đường link: TẠI ĐÂY
Trong khóa học này, Hùng sẽ chia sẻ cho bạn hơn 30+ video FREE giúp bạn biết cách thương mại hoá kiến thức và kỹ năng của mình như thế nào là “LỢI” nhất và mang về nguồn thu nhập thụ động. KHÓA HỌC LÀ MIỄN PHÍ – Ngại gì không thử!