Blended Learning là gì? Phương pháp học tập kết hợp online
Khái niệm Blended Learning (Học tập kết hợp) có thể còn khá mới mẻ trong các phương pháp dạy học hiện đại tại Việt Nam. Đây là mô hình kết hợp giữa học trực tuyến và học truyền thống, giúp người dạy có thể linh động và đa dạng hơn các phương pháp giảng dạy nhằm thu hút người học. Trong bài viết sau đây, hãy cùng Hùng hiểu chi tiết về học tập kết hợp là gì và khám phá những lợi ích của Blended Learning trong giáo dục nhé.
Blended learning là gì?
Blended Learning, hay còn được gọi là “học tập kết hợp“, là một mô hình giáo dục kết hợp giữa quy trình giảng dạy truyền thống và phương pháp E-learning. Phần học trực tuyến thường được thực hiện từ xa thông qua sử dụng các thiết bị như điện thoại di động, máy tính, hoặc máy tính bảng. Mô hình này cho phép người học có quyền kiểm soát về thời gian, địa điểm, lộ trình và tốc độ học tập.
Blended Learning còn được biết đến với các thuật ngữ khác như b-learning, hybrid learning, hoặc liquid learning. Mô hình này đang liên tục đổi mới và phát triển dựa trên các khía cạnh khác nhau như cách thầy cô giảng dạy, tương tác giữa giáo viên – học viên, và vai trò của học viên trong quá trình học.
Một số đặc điểm chính trong mô hình học tập kết hợp:
- Kết hợp học trực tuyến và học truyền thống: Học viên có thể tiếp cận nội dung học trực tuyến, làm bài tập sau đó tham gia vào buổi hướng dẫn trực tiếp, thảo luận nhóm.
- Linh hoạt về thời gian và không gian: Học viên khi sử dụng mô hình học tập này sẽ có thể tiếp cận nội dung học tập và hoàn thành bài tập trực tuyến theo lịch trình cá nhân. Giúp học viên tự điều chỉnh thời gian học tập và tận dụng thời gian trống để nghiên cứu, ôn tập và thực hành bổ sung.
- Cá nhân hóa học tập: Có thể chọn nội dung học tập phù hợp với nhu cầu và quan tâm cá nhân, tiến độ học tập và cách thức tiếp cận tài liệu học.
- Sự đa dạng về phương pháp học tập: Học viên có thể tiếp cận nội dung học qua video, tài liệu điện tử, bài giảng trực tuyến, hoặc tham gia vào các hoạt động thảo luận, dự án nhóm,….
Khám phá thêm:
- Microlearning là gì? Lợi ích và hạn chế khi đào tạo Microlearning
- Lớp học đảo ngược là gì? Cách áp dụng mô hình Flipped Classroom
Phân loại mô hình Blended learning phổ biến hiện nay
Mô hình Blended Learning có thể được phân loại thành các mô hình khác nhau dựa trên cách kết hợp giữa học trực tuyến và học truyền thống. Dưới đây là một số phân loại phổ biến của mô hình học kết hợp:
Mô hình dạy học kết hợp Face to Face Drive
Mô hình Face-to-Face Drive (Lớp học cận truyền thống) là một hình thức giảng dạy gần gũi với lớp học truyền thống. Trong mô hình này, học sinh chủ yếu tham gia vào quá trình học trực tiếp tại lớp học, giúp tạo ra một môi trường học tập trực tiếp và tương tác giữa giáo viên và học sinh.
Việc tích hợp các hoạt động học trực tuyến như vậy tạo ra sự linh hoạt cho học sinh mà không làm thay đổi quá nhiều so với trải nghiệm học truyền thống của họ. Học sinh vẫn có thể tiếp cận với giáo viên và các bạn cùng lớp trong môi trường lớp học trực tiếp, trong khi cũng có thể sử dụng các tài liệu và công cụ trực tuyến để nâng cao hiểu biết và kỹ năng của mình.
Mô hình Rotation
Rotation là một trong những mô hình Blended learning tổ chức lớp học theo một chu kỳ lặp lại. Trong đó học sinh trải qua các phần khác nhau của khóa học theo thời khoá biểu được xác định trước. Mục tiêu của mô hình Rotation là tạo ra sự đa dạng và linh hoạt trong quá trình học tập, đồng thời tối ưu hóa lợi ích từ việc kết hợp giữa học trực tuyến và học truyền thống.
Trong mô hình này, một số bài học được tổ chức trực tuyến, cho phép học sinh tự học ở nhà thông qua các bài giảng điện tử, tài liệu học hoặc các nhiệm vụ trực tuyến. Học sinh có thể tiến hành học tập theo tốc độ của mình và có thể tiếp cận tài liệu học mọi lúc, mọi nơi thông qua công nghệ kỹ thuật số.
Mô hình Flex
Mô hình Flex (Học tập linh hoạt) là một phương pháp học tập đang được ưa chuộng và áp dụng rộng rãi trong giáo dục hiện nay. Trong mô hình này, học sinh có khả năng tự lựa chọn thời gian học, định hình kế hoạch học tập và chủ động tìm kiếm tài liệu và nguồn học liệu phù hợp trên môi trường kỹ thuật số. Lúc này, giáo viên không chỉ đóng vai trò là người cung cấp kiến thức mà còn là người hỗ trợ và tư vấn cho học sinh khi cần thiết. Điều này khuyến khích sự sáng tạo và khám phá, đồng thời phù hợp với nhu cầu và tố chất riêng của từng học sinh.
Mô hình giảng dạy kết hợp Online Lab
Mô hình Blended learning Online Lab kết hợp tiện ích của học trực tuyến và sự hỗ trợ của môi trường học tập truyền thống. Học sinh có cơ hội áp dụng kiến thức đã học vào trong thực tế và phát triển một cách hiệu quả.
Mô hình này sẽ thường được áp dụng trong các lĩnh vực đòi hỏi nhiều buổi thực hành, thí nghiệm hoặc tương tác trực tiếp với các thiết bị và phương tiện đặc biệt như khoa học, kỹ thuật, y học, hoá học,… Do đó học sinh có thể tiếp cận và thực hiện các hoạt động thực hành một cách an toàn và hiệu quả trong môi trường trực tuyến.
Mô hình Blended Learning Self-Blend
Self-Blended là một hình thức giáo dục trong đó học sinh tự chọn và quản lý lộ trình học tập của mình bằng cách kết hợp giữa các khóa học trực tuyến và ngoài chương trình học ban đầu. Mô hình này thường áp dụng cho những học sinh có kỹ năng, trình độ cao hoặc có mong muốn học những nội dung chuyên sâu ngoài lộ trình chính thức.
Trong mô hình Self-Blended cho phép học sinh tiếp cận kiến thức và nội dung rộng hơn mà không có trong chương trình học chính, tạo điều kiện cho việc khám phá và phát triển sự quan tâm và năng lực cá nhân.
Mô hình dạy học kết hợp Online Driver
Mô hình học tập Online Driver là một phương pháp đào tạo hoàn toàn dựa trên nền tảng số, trong đó toàn bộ nội dung khóa học được cung cấp thông qua môi trường trực tuyến. Mô hình này thường kết hợp cả hình thức đào tạo đồng thời, trong đó có các buổi học trực tuyến trực tiếp với giảng viên qua các phiên tương tác trực tiếp như live session, online workshop, webinar,….
Mô hình thích hợp cho những người mong muốn sự độc lập, tự chủ và linh hoạt trong việc quản lý thời gian học tập. Tuy nhiên, triển khai mô hình Online Driver đòi hỏi đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật để hỗ trợ nền tảng học trực tuyến cho việc quản lý khóa học và tương tác giữa giảng viên và học sinh.
Ưu và nhược điểm của phương pháp dạy học kết hợp Blended Learning
Mô hình học tập kết hợp – Blended Learning đã và đang được nhiều nhiều cơ sở giáo dục đưa và giảng dạy. Vậy ưu và nhược điểm của hình thức giảng dạy này như thế nào? Cùng Hùng theo dõi tiếp ở phần dưới đây nhé.
Ưu điểm
Blended Learning mang lại nhiều ưu điểm đáng chú ý như:
- Nâng cao động lực và hiệu suất học tập: Giúp học sinh tham gia quá trình học tập một cách linh hoạt và phù hợp với tố chất cá nhân của mỗi người. Qua đó giúp tăng cường sự hứng thú và động lực học tập, từ đó cải thiện hiệu suất học tập của học sinh.
- Khuyến khích sự tham gia tích cực và phát triển kỹ năng: Học sinh có cơ hội phát triển kỹ năng làm việc nhóm, khả năng quản lý thời gian và tự học. Điều này giúp họ trở thành người học tự chủ và có khả năng làm việc hiệu quả trong môi trường làm việc nhóm.
- Tạo nền tảng tương tác giữa giáo viên và học sinh: Thông qua các công nghệ và phương pháp học trực tuyến, giáo viên có thể tạo ra môi trường giao tiếp và kết nối sâu sắc hơn với học sinh. Điều này tạo điều kiện cho việc thảo luận, trao đổi ý kiến và hỗ trợ cá nhân hóa hơn trong quá trình học tập.
- Linh hoạt về thời gian và địa điểm học: Blended Learning cho phép giáo viên và học sinh linh hoạt về thời gian và địa điểm học. Giáo viên có thể cung cấp nội dung học trực tuyến, cho phép học sinh tiếp cận và tiến hành học tập theo lịch trình của mình.
- Phát triển kỹ năng số: Mô hình học tập kết hợp khuyến khích học sinh trở thành người sử dụng thông thạo công nghệ khi tiếp xúc với các công cụ và ứng dụng công nghệ trong quá trình học tập, từ đó phát triển khả năng làm việc với các phương tiện kỹ thuật số và sử dụng công nghệ hiệu quả.
Nhược điểm
Tuy nhiên mô hình Blended Learning cũng có một số nhược điểm cần khắc phục sau đây:
- Yêu cầu hiểu biết và sử dụng công nghệ: Đòi hỏi cả giáo viên và học sinh có kiến thức và kỹ năng sử dụng công nghệ. Điều này có thể tạo ra bất bình đẳng trong việc tiếp cận giáo dục đối với những người không có thiết bị hoặc thiếu kỹ năng công nghệ.
- Cảm giác cô đơn và thiếu kết nối mạnh mẽ: Một số học sinh có thể cảm giác cô đơn khi học trực tuyến và không có sự kết nối mạnh mẽ như trong lớp học truyền thống bởi sự tương tác trực tuyến có thể không thay thế hoàn toàn sự giao tiếp và tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học sinh.
- Khó khăn trong việc quản lý thời gian: Việc thiếu kỷ luật cá nhân có thể dẫn đến việc học sinh không nắm bắt được kiến thức đầy đủ và không hoàn thành các nhiệm vụ đúng hạn.
- Sự chuyển đổi và phản đối: Chuyển đổi từ mô hình giảng dạy truyền thống sang Blended Learning có thể gặp phản đối từ những người không quen với mô hình này. Điều này đòi hỏi sự hỗ trợ và đào tạo kỹ năng mới cho giáo viên và học sinh để thích nghi với môi trường học tập mới.
Bài viết trên được Khánh Hùng Academy tổng hợp đầy đủ nhất những thông tin về Blended Learning là gì và các mô hình học tập kết hợp hiệu quả hiện nay. Blended Learning không chỉ đem lại sự thay đổi trong cách giảng dạy, mà còn mở ra những cơ hội mới để nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển kỹ năng cho học sinh. Chính vì vậy, mong rằng bạn có thể cân nhắc ứng dụng để đón đầu xu hướng đồng thời mang đến chất lượng giáo dục ngày một hiệu quả nhé.