Hotline kỹ thuật
Hotline sẽ được cung cấp riêng cho các đồng nghiệp và miễn phí, hỗ trợ 24/7
Tải App mobile
16 THÁNG 03, 2025

Upsell là gì? Cách triển khai Upsell trong kinh doanh online

Khánh Hùng

74
0
0 Đã sao chép!

Trong thị trường kinh doanh đầy tính cạnh tranh hiện nay, việc chỉ mang tới một sản phẩm chất lượng cho khách hàng là chưa đủ. Để tối ưu doanh thu và nâng cao trải nghiệm mua sắm, chiến lược upsell đã trở thành kỹ thuật bán hàng không thể thiếu. Vậy cụ thể upsell là gì? Làm thế nào để triển khai bán up-sell trong kinh doanh online? Hãy cùng Khánh Hùng Academy tìm hiểu tất tần tật ở bài viết dưới đây nhé.

Upsell là gì?

“Up sale” hay “up-sell là gì?” Đây là thắc mắc của nhiều người khi nghe đến thuật ngữ này trong kinh doanh.

Khái niệm upsell là gì

Upsell (hay bán thêm) là một kỹ thuật bán hàng thông minh nhằm khuyến khích khách hàng nâng cấp lựa chọn của họ bằng cách mua phiên bản cao cấp hơn hoặc bổ sung thêm các sản phẩm/ dịch vụ đi kèm. Mục tiêu của kỹ thuật upsell không chỉ giúp tăng doanh thu mà còn mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng thông qua những lựa chọn tối ưu hơn.

Ví dụ thực tiễn về chiến lược upsell

Để hiểu rõ hơn upsell là gì, bạn có thể tham khảo cách upsell của Spotify. Spotify là ứng dụng phổ biến mang đến cho người dùng một thế giới giải trí phong phú với hàng loạt tính năng nổi bật như nghe nhạc, stream, sách nói hay podcast,…

Chiến lược upsell của Spotify

Tuy nhiên, ở phiên bản miễn phí đi kèm nhiều giới hạn như không thể nghe offline, bị chèn quảng cáo, phải phát nhạc ngẫu nhiên trước khi chọn bài mong muốn,… Qua đó, khiến trải nghiệm của người dùng chưa thực sự trọn vẹn. Để tận hưởng dịch vụ một cách đầy đủ và mượt mà hơn, người dùng cần nâng cấp lên phiên bản trả phí. Đây là một ví dụ điển hình về cách ứng dụng chiến lược upsell một cách tinh tế và hiệu quả.

Khác biệt giữa upselling và cross selling là gì?

Nội dung trên đây đã giải nghĩa Upselling là gì? Tuy nhiên sẽ có nhiều người nhầm lẫn giữa  Upsell và Cross sell, do cùng là thủ thuật bán hàng hướng đến mục tiêu tăng doanh thu. Tuy nhiên, hai chiến lược này có cách tiếp cận khác nhau trong việc thuyết phục khách hàng.

Vậy bản chất của Cross selling và Upsell là gì? Bảng tóm tắt dưới đây Hùng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những kỹ thuật này.

Loại thủ thuật Bản chất Ví dụ thực tiễn
Up-sell Upselling khuyến khích khách hàng nâng cấp lên phiên bản cao cấp hơn trong cùng một sản phẩm để có trải nghiệm tốt hơn. Netflix cung cấp gói Premium với nhiều tính năng so với gói Standard giá rẻ hơn.
Cross-sell Cross sell tập trung vào việc đề xuất các sản phẩm đi kèm nhằm gia tăng giá trị sử dụng. Những sản phẩm này có thể hoạt động độc lập nhưng khi kết hợp cùng nhau sẽ mang lại trải nghiệm sử dụng tối ưu hơn. Khi bảo dưỡng xe, bạn có thể được gợi ý thêm dịch vụ rửa xe kèm theo việc thay dầu và kiểm tra động cơ.

Tầm quan trọng của chiến lược upsell trong bán hàng

Hiện đang có nhiều ý kiến cho rằng các chiến lược bán hàng như upselling có thể khiến khách hàng cảm thấy bị thúc ép, dẫn đến sự e dè khi mua sắm. Tuy nhiên, đó là do kỹ thuật upsell chưa được thực hiện khéo léo và đúng cách. Chỉ cần nắm rõ bản chất up sell là gì và tầm quan trọng của chiến lược upsell sẽ giúp bạn gia tăng nhanh lợi nhuận và nâng cao trải nghiệm mua hàng cho người dùng.

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Kỹ thuật upsell tạo dựng quan hệ khách hàng

Thực chất, upsell không phải là một chiêu trò thiếu trung thực nếu được thực hiện đúng cách. Ví dụ khi nhân viên bán hàng biết cách nhấn mạnh giá trị gia tăng của sản phẩm cao cấp với mức giá hợp lý, khách hàng sẽ cảm thấy họ đang đưa ra một quyết định thông minh, thay vì nghĩ bị ép mua. Điều này không chỉ tạo ra trải nghiệm mua sắm tích cực mà còn giúp bạn gia tăng doanh thu một cách hiệu quả.

→ Tìm đọc thêm: Customer Journey là gì? 10 Bước xây dựng hành trình khách hàng

Chiến lược up sale giúp đẩy mạnh doanh thu

Trong kinh doanh, tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận luôn là mục tiêu cốt lõi. Khi bán upsell, bạn có thể gia tăng giá trị đơn hàng bằng cách thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm nâng cấp hơn. Khi đề xuất của bạn hợp lý và đánh vào đúng nhu cầu người mua, không chỉ doanh số tăng mà còn tối ưu chi phí bán hàng. Để bán upsell đạt hiệu quả, bạn cần liên tục điều chỉnh, cải tiến và áp dụng linh hoạt theo từng mô hình kinh doanh.

Tăng khả năng khách hàng quay lại

Lợi thế khách hàng trung thành khi bán upsell là gì

Tầm quan trọng của kỹ thuật upsell là gì? Upselling không chỉ đơn thuần là một chiến thuật bán hàng mà còn là cách gia tăng giá trị cho khách hàng, khuyến khích họ quay lại mua sắm nhiều hơn. Khi bạn cung cấp những giải pháp giúp khách hàng cảm thấy tiện lợi và hài lòng, họ sẽ có xu hướng gắn bó lâu dài với thương hiệu.

Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng chu đáo sẽ mang đến trải nghiệm mua sắm tích cực, tạo dựng lòng tin và giữ chân khách hàng ngay cả khi họ có nhiều lựa chọn khác trên thị trường.

Hướng dẫn cách upsell khi kinh doanh online thành công

Up-sell còn là một chiến lược quan trọng trong kinh doanh online. Nếu bạn đã hiểu rõ upsell là gì, thì tiếp đến hãy cần tuân thủ đúng 3 giai đoạn quan trọng dưới đây để bán upsell hiệu quả:

  • Trước khi khách hàng mua hàng: Hiển thị các đề xuất sản phẩm nâng cấp hoặc nội dung mở rộng tại những vị trí dễ nhìn thấy như thanh bên (sidebar), góc phải màn hình hoặc trong mục “Gợi ý” ngay dưới thông tin sản phẩm.
  • Trong quá trình thanh toán: Chèn pop-up upsell tại trang giỏ hàng, trang thanh toán hoặc gửi thông báo ngay khi khách hàng sắp hoàn tất giao dịch để họ cân nhắc nâng cấp.
  • Sau khi khách hàng mua hàng: Gửi email hoặc thông báo nhắc nhở về những tùy chọn nâng cao, ưu đãi đặc biệt hoặc nội dung mở rộng để khách hàng tiếp tục trong lần mua hàng sau.
Cách áp dụng chiến lược upsell kinh doanh online

Một chiến lược up sale thành công không chỉ đơn thuần là tăng giá trị mỗi đơn hàng, mà còn phải xuất phát từ sự thấu hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Khi được triển khai phù hợp, kỹ thuật up-sell còn mang đến nhiều kết quả bất ngờ ở nhiều lĩnh vực và đặc biệt là kinh doanh bán khóa học trực tuyến.

Dưới đây là một số phương pháp áp dụng cách upsell khi kinh doanh Elearning, bán khóa học thành công:

  • Tạo các ưu đãi hấp dẫn: Kích thích người học nâng cấp khóa học bằng các lợi ích như giảm giá khi đăng ký theo combo, tặng kèm tài liệu bổ trợ hoặc miễn phí tham gia hội thảo trực tuyến (webinar) độc quyền.
  • So sánh rõ ràng giữa các gói khóa học: Cung cấp bảng so sánh chi tiết giữa khóa học cơ bản và nâng cao, làm nổi bật giá trị của phiên bản cao cấp nhằm thuyết phục khách hàng lựa chọn.
  • Định giá hợp lý khi up sale: Để tăng khả năng chốt đơn, giá trị của sản phẩm upsell nên nằm trong khoảng 20 – 25% so với mức chi tiêu ban đầu của khách hàng.
  • Tạo cảm giác cấp bách: Sử dụng hiệu ứng khan hiếm như “Chỉ còn 5 suất ưu đãi giảm 50%!” hoặc “Ưu đãi này sẽ kết thúc sau 12 giờ” để khuyến khích học viên ra quyết định đăng ký mua khóa học nhanh hơn.
  • Cá nhân hóa đề xuất: Dựa trên lịch sử mua hàng và hành vi của khách hàng, gợi ý khóa học phù hợp nhất để họ cảm thấy đề xuất mang lại giá trị thực sự.
  • Truyền tải giá trị một cách thuyết phục: Sử dụng ngôn ngữ nhấn mạnh lợi ích của việc nâng cấp khóa học, chẳng hạn như “Bạn sẽ có quyền truy cập vào tài liệu độc quyền khi là thành viên Pro”.
  • Tránh đưa ra quá nhiều lựa chọn: Hãy gợi ý một vài khóa học liên quan nhưng tránh cung cấp quá nhiều lựa chọn khiến học viên cảm thấy khó quyết định.

→ Tìm đọc ngay: Cách tăng doanh số bán khóa học

Hùng cho rằng “tiền” chỉ là một phần của kinh doanh Elearning. Bởi vì nó còn mang đến vô số lợi ích khác. Ví dụ như với số lượng hơn 500 đồng nghiệp PRO của Hùng đã cùng tạo nên “cộng đồng làm ăn chung” rất lớn mạnh. Tại đây, bạn có thể tìm kiếm đồng đội để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ truyền thông,… Và đặc biệt là triển khai upsell, bán chéo khóa học cho nhau để mở rộng kinh doanh. Ấn đăng ký tại hình dưới đây để trở thành đồng nghiệp của Hùng ngay hôm nay và nhận hơn 50+ video bài giảng hoàn toàn miễn phí nhé!

Khóa học kinh doanh Elearning Khánh Hùng Academy

Một số lưu ý khi bán upsell online hiệu quả

Như vậy up sale là gì và cách bán upsell như thế nào để đạt hiệu quả thì Hùng đã được lý giải ở trên. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện kỹ thuật upsell, bạn cần lưu ý một vài điều sau đây.

Lưu ý khi bán upselling là gì
  • Chỉ chào bán sản phẩm liên quan: Tính liên quan của sản phẩm gợi ý chính là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong up sell và cũng là yếu tố then chốt quyết định liệu khách hàng có sẵn sàng chi thêm hay không. Sản phẩm khi upsell cần đáp ứng hoặc nâng cấp trải nghiệm của họ theo hướng tối ưu hơn. Khi đó, việc thuyết phục khách hàng chi tiêu nhiều hơn sẽ trở nên tự nhiên và dễ dàng hơn.
  • Tạo sự khan hiếm: Tạo cảm giác khan hiếm bằng cách hiển thị số lượng sản phẩm còn lại hoặc nhấn mạnh thời gian ưu đãi giới hạn để kích thích khách hàng ra quyết định nhanh hơn.
  • Mang lại trải nghiệm mua sắm thoải mái: Cần đảm bảo trải nghiệm mua sắm thoải mái, không ép buộc khách hàng mà để họ tự cân nhắc và lựa chọn. Với kinh doanh online, tối ưu giao diện giúp khách hàng dễ dàng thêm sản phẩm bán upsell vào giỏ hàng, bố trí up-sell hợp lý tại trang sản phẩm, giỏ hàng hoặc thanh toán.
  • Tặng quà: Sử dụng quà tặng như tài liệu bổ trợ hoặc voucher để khuyến khích khách hàng chọn phiên bản cao hơn.
  • Không up-sell giá trị lên quá nhiều: Định giá sản phẩm up sale hợp lý, tránh chênh lệch quá cao so với sản phẩm ban đầu. Một mức giá chênh lệch nhỏ sẽ giúp họ dễ dàng đưa ra quyết định hơn.
  • Đừng bỏ qua khách hàng cũ: Nên nhớ khả năng bán hàng cho khách cũ cao hơn nhiều so với khách mới. Vì vậy, hãy tập trung khai thác nhóm khách hàng này thông qua các chiến dịch remarketing như email marketing.

Như vậy, bài viết đã cung cấp đến bạn tổng quản về định nghĩa upsell là gì cũng như cách áp dụng chiến lược upsell hiệu quả trong kinh doanh online. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược bán hàng thành công, tận dụng cơ hội upsell một cách khéo léo và mang lại lợi ích dài hạn cho mô hình kinh doanh của mình.