Hotline kỹ thuật
Hotline sẽ được cung cấp riêng cho các đồng nghiệp và miễn phí, hỗ trợ 24/7
Tải App mobile
18 THÁNG 04, 2024

Lý do bạn kinh doanh khóa học NHƯNG THẤT BẠI

Khánh Hùng

2.9k
0
0 Đã sao chép!

Bạn đã từng kinh doanh khóa học nhưng thất bại?, Bán khóa học nhưng không ai mua? Đọc ngay bài viết dưới đây và Hùng sẽ chỉ ra cho bạn nguyên nhân và cách giúp bạn kinh doanh khóa học “NGON” nhất. Đặc biệt, là cực kỳ LÂU DÀI và BỀN VỮNG.

Lý do đầu tiên là đến từ chiến lược Marketing của bạn

Bạn là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực của mình, đã có kinh nghiệm sành sỏi trong ngành nhưng bạn không bán được khoá học của mình thì không phải vì bạn sai về kiến thức hay cách truyền đạt mà BẠN SAI VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING (sự thật là có rất nhiều người trên thị trường, khoá học của họ chưa chắc tốt bằng bạn nhưng vẫn bán được)

Thực hiện sai chiến lược marketing

Bản chất của Marketing là CHO ĐI GIÁ TRỊ nhận về SỰ CHÚ Ý

Nếu mà bạn đã đọc bài blog chia sẻ của Hùng về việc “Tại sao khi bán khoá học lại mời học viên đăng ký FREE?”. Thì chắc hẳn bạn đã biết, lý do mà hầu hết học viên “từ chối” mua khoá học của bạn ngay lần đầu tiên. Phần lớn là do họ:

  • Chưa biết gì về bạn
  • Chưa đủ tin tưởng bạn
  • Cũng như chưa sẵn sàng chi tiền để mua một khoá học mà bản thân không rõ là nó sẽ cung cấp những gì.

Hùng giả sử:

Bạn là một chuyên gia về Yoga và muốn bắt đầu kinh doanh khóa học trực tuyến của mình. Thay vì ngay lập tức quảng cáo và bán khoá học, bạn có thể tạo ra một chuỗi video hướng dẫn Yoga miễn phí trên mạng xã hội, trên blog cá nhân hoặc kênh YouTube của bạn.

Những video này giới thiệu về Yoga và lợi ích mà nó mang lại, cung cấp cho người xem những bài tập căn bản, những kỹ thuật hít thở, và lời khuyên về lối sống lành mạnh. Khi bạn đã có đủ người xem tin tưởng vào kiến thức và kỹ năng của bạn, bạn có thể thông qua những video miễn phí này để chia sẻ thông tin về khóa học trực tuyến của mình thì khi đó, cách bán khóa học sẽ mang lại hiệu quả và dễ dàng hơn rất nhiều.

Hoặc bạn có thể thấy, ngay chính khóa học kinh doanh của Hùng, Hùng cũng chia sẻ khóa học Free để thu hút những người thật sự có nhu cầu và khi họ cảm thấy những video miễn phí đó chất lượng, đánh đúng vấn đề, họ sẽ dễ dàng trả tiền update lên thành viên pro để xem tiếp những video khác.

Vậy làm thế nào để thực hiện việc cho FREE đó của bạn “CÓ GIÁ TRỊ”

Khóa học Free, học thử 5 ngày miễn phí, tặng gói trải nghiệm khóa học miễn phí,…đều được nhưng cái bạn cho đi phải đảm bảo nó phải được cho đi đúng người và chắc chắn họ sẽ xem chứ không phải bỏ xó ở một nơi nào đó.

Đây là những cách Hùng thường sử dụng để khoá học Free của Hùng có giá trị hơn:

  • Học viên phải đăng ký mới được vào học MIỄN PHÍ: Mục đích là để bạn có được email của học viên và trong trường hợp học viên đăng ký nhưng không vào học bạn có thể thực hiện các chiến dịch Email Marketing đó để nhắc học viên vào học.
  • Hạn chế số lượng học viên nhận khóa học FREE: Thường giới hạn số lượng học viên free là để tạo sự khan hiếm cho khóa học của bạn, những người thật sự muốn học khóa học họ sẽ đăng ký ngay để nhận khóa học.
  • Đầu tư vào khoá học FREE: Chắc hẳn bạn đã nghe Hùng luyên thuyên mấy cái chủ đề Content is King rồi ha, nói cách dễ hiểu nhất thì cái khoá học của Hùng trong chiến dịch khóa học Free này nó là content, đồng nghĩa với việc nội dung khóa học đủ hay, đủ xịn, đủ sâu,… thì bạn sẽ tạo sự tin tưởng của học viên và họ sẽ sẵn sàng update lên phiên bản có trả phí ngay thôi.

Những cái mà Hùng chia sẻ cho bạn, đều là những cái mà Hùng đang làm, nó thành công và thật sự có hiệu quả thì Hùng mới giới thiệu cho bạn.

Cụ thể dưới đây là những Feedback của chính học viên về khóa học của Hùng:

Feedback học viên về khóa học Khánh Hùng Academy

Nếu không tin bạn có thể truy cập và đăng ký khoá học ngay: TẠI ĐÂY! để tự trải nghiệm khóa học nhé.

Hùng gọi đó là phễu bán hàng

Nãy giờ thì Hùng đã nói với bạn là làm Marketing thì phải đưa ra cho người ta thấy khoá học của bạn giá trị như thế nào và cách để bạn thực sự “giá trị hoá” cái khoá học của mình. Nếu bạn làm tốt học viên sẽ cảm nhận được giá trị của bạn và quyết định “xuống tiền” mua khoá học của bạn.

Tất nhiên vẫn có những học viên đã thấy khóa học Free của bạn oke, chạm đúng nỗi đau của họ mà họ vẫn chưa muốn trả tiền để mua khoá học của bạn thì bạn sẽ giải quyết như thế nào?

Đó là lúc cái bạn cần áp dụng cái Phễu bán hàng (hay Hùng còn gọi là Trial Funnel).

Lý do mà Hùng lại gọi đây là phễu bán hàng vì Hùng biết chắc rằng, đằng nào thì cũng có người sẽ không chọn mua khoá học của bạn trong lần xem video đầu tiên, điều này là hoàn toàn bình thường.

Phần lớn những nguyên nhân của việc này là do:

Có thể học viên của bạn bị phân tâm về một chuyện gì đó, họ rời khoá học của bạn và họ quên quay lại học -> thì cái này bạn có thể triển khai Email Marketing để nhắc nhở học viên học như cách mà Hùng đã làm.

Email Marketing cho khóa học

Hoặc có thể họ cần thêm hiểu thêm thông tin về khóa học của bạn trước họ đưa ra quyết định mua nó -> Tức là họ cần thời gian để xem hết mấy cái video free của bạn, xem thêm về năng lực của bạn, background của bạn trước đó,…lúc này thì việc bạn cần làm là phải xem các video bài giảng, hình ảnh của mình đã đủ chất lượng chưa, nếu chưa ổn thì tìm cách nghiên cứu và sửa nó.

Ngoài ra, cũng có thể là họ đang “dò” thêm coi có khoá học nào trên thị trường “ngon hơn” khoá học của bạn hay không?

Đây là cái phễu mà Hùng đã áp dụng trong chính khoá học của mình (Tất nhiên là để bạn dễ hiểu hơn Hùng đã đơn giản hoá nó rồi vì trên thực tế phễu bán hàng cho khóa học kinh doanh của Hùng sẽ phức tạp hơn rất nhiều).

Ví dụ về phễu bán hàng

Lý do thứ hai là nội dung bài học

Phần trên Hùng đã nói, để nội dung khóa học FREE của bạn trở nên giá trị hơn thì bạn nên đầu tư vào nội dung khóa học. Cụ thể là làm cho nó thu hút, đặc biệt hãy thử những hình thức xây dựng content mới như Storytelling vào bài giảng để học viên không bị “ngán” cái thông tin mà bạn chia sẻ.

Bài giảng không nên chỉ thuần kiến thức

Hùng biết là khi bạn đã có ý định kinh doanh khóa học thì bạn đã là một chuyên gia vì vậy Hùng sẽ không bàn về kiến thức hay chuyên môn của bạn. Nhưng Hùng muốn nói với bạn như vầy:

Trước khi mở ra khoá học dạy kinh doanh khóa học này Hùng đã từng tham gia rất nhiều khoá học trước đó, cũng như là hợp tác với 100+ giảng viên về Elearning tại MONA.Media và Hùng nhận ra rằng “Bí quyết để tạo nên một khóa học Elearning thành công là cái cách bạn thiết kế nội dung bài giảng của bạn”.

Hùng ví dụ ngay tại khoá học của Hùng, thay vì Hùng cứ dùng những câu từ dẫn dắt là:

  • Hùng đã bán được khoá học
  • Khoá học của Hùng chất lượng như thế nào

⇒ Thì Hùng sẽ chứng minh nó cụ thể cho bạn bằng những data, số liệu cụ thể hay câu chuyện Hùng đã làm như thế nào để được bao nhiêu học viên đó và Hùng sẽ chia sẻ một cách đầy đủ theo ngày, theo tuần.

Dẫn chứng dữ liệu cụ thể khi bán khóa học

Thì khi đó học viên sẽ tin là bạn làm được, họ muốn làm được như bạn, họ sẽ bị thu hút vào những cái bạn nói và nội dung bài giảng của bạn sẽ tạo được sự thu hút. Học viên sẽ tập trung vào bài giảng của bạn hơn rất nhiều so với việc bạn chỉ truyền đạt thuần kiến thức ha.

Lỗi truyền đạt, dùng từ VTV hoá

Thứ hai, có thể là do cách bạn truyền đạt quá khô khan, giọng văn đa phần hơi hướng khá trang trọng và nghiêm túc,… Đây là lỗi không quan trọng lắm, nó không ảnh hưởng đến kiến thức mà bạn truyền đạt nhưng nó lại khiến học viên “ngán” nội dung mà bạn chia sẻ.

  • Bạn có kiến thức tốt
  • Phương pháp của bạn dạy tốt hơn phương pháp của ông A, bà B
  • Bạn biết học viên cần gì và bạn chia sẻ đúng cái học viên đang cần

⇒ Nhưng nó khó hiểu, nó dài dòng và cách bạn chia sẻ nó “chán” thì học viên sẽ rất khó theo được khoá học của bạn lâu dài. Ở đây Hùng ví dụ ở hai câu, cùng là một nội dung về xây dựng website bán hàng.

  • Người A chia sẻ “cách tối ưu hoá tốc độ tải trang”
  • Người B chia sẻ “cách làm trang web của bạn nhanh hơn để khách hàng không chờ đợi lâu khi mua hàng”

Thì rõ ràng là cái cách mà người B dùng từ sẽ khiến học viên (những người chưa biết gì về việc làm website) sẽ dễ “thấm” hơn.

Bí kíp tạo ra một khóa học hấp dẫn hơn: Bài học đưa ra thuần quan điểm cá nhân

Một trong những vấn đề muôn thuở của các nội dung trên Internet mà chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy đó là cái sự nông cạn và sáo rỗng của những bài viết thiếu chất lượng. Hùng nói ra vấn đề này thì chắc có thể anh/chị giảng viên cũng đã từng gặp:

Bạn search một cái từ khóa trên Google hay bất kỳ cái công cụ tìm kiếm nào thì cho dù bạn có search đi search lại như thế nào thì bạn cũng gặp những nội dung y chang nhau chẳng qua là nó sử dụng những câu từ khác đi một xíu thôi.

Hoặc là nội dung đó không cung cấp đúng thông tin mà bạn cần (nói cách khác là thông tin đó nó không có thỏa mãn vấn đề mà bạn gặp). Đại loại những cái nội dung đó nó sẽ có những công thức như kiểu: Dẫn dắt vào vấn đề ⇒ Giới thiệu ⇒ Phân tích sản phẩm/ phần mềm/ công cụ đó,… ⇒ xong sẽ là “tùy vào nhu cầu thì chọn những loại sản phẩm phù hợp”.

Hãy cung cấp cho học viên cái mà học viên muốn

Vậy thì cách mà bạn có thể tạo ra một khóa học hấp dẫn hơn đại đa số các khóa học khác trên thị trường là HÃY CUNG CẤP CHO HỌC VIÊN CÁI MÀ HỌC VIÊN MUỐN, mình trực tiếp nói với học viên:

  • Hãy xài cái sản phẩm đó luôn
  • Mua cái phần mềm đó
  • Chỉ cần quan tâm đến cái vấn đề này thôi chẳng hạn,
  • Không cần phải dành quá nhiều chất xám cho cái phần này
  • Đọc sơ sơ cho biết được rồi

Thì Hùng gọi cái này là dạy tủ. Ở đây Hùng sẽ chia ra làm 3 trường hợp:

Đầu tiên là nhóm học viên chưa biết gì hết thì người ta sẽ làm theo cái mà bạn đang dạy tủ đó. Tất nhiên việc dạy tủ của bạn thì bạn đã cân nhắc để nó dù không hoàn toàn phù hợp với 100% nhưng ít nhất cũng đúng với hơn 80-90% trường hợp mà học viên sẽ gặp phải (mà đây là tỷ lệ rất là cao rồi). Tất nhiên, vẫn còn 10-20%, họ sẽ đặt câu hỏi cho bạn thì bạn sẽ chỉ trả lời cho họ.

Thứ hai là nhóm học viên sau khi học xong khóa học của bạn, họ thật sự làm, họ đã update đủ kinh nghiệm và kiến thức, họ đã hiểu rõ cái cơ chế hoạt động của cái nghề đó, họ sẽ tự động update những cái thiết bị mà bạn đề xuất ban đầu,… thì Hùng nghĩ là họ cũng sẽ không hề trách cứ bạn về cái chuyện dạy tủ này đâu. Vì ai cũng cần một cái hành trang ban đầu để khởi nghiệp và bạn là người đưa ra hướng dẫn họ chọn hành trang phù hợp.

Cái này cũng giống như kiểu một giáo viên Tiếng Anh chia sẻ bạn một cái phần mềm luyện đề thi mà họ cho là “xịn” tại thời điểm của các học viên band 5.0. Sau thời gian, nhóm học viên này đã lên band 7.0 thì phần mềm này cơ bản là sẽ không phụ phù hợp với họ nữa và họ hoàn toàn có thể tìm những phần mềm khác để thay thế.

Thứ ba là những người đã có những kiến thức nhất định rồi thì họ cũng sẽ không trách bạn luôn. Hùng ví dụ trong trường hợp về khóa học của Hùng:

Hùng nói mua cái ZV- E10 hoặc ZV-1 đời cũ để quay khoá học là đã có một video dạy khóa học ổn rồi. Còn nếu là những anh/chị mà kinh doanh khóa học về quay phim, đạo diễn, edit video này kia thì có thể họ đã biết đủ nhiều về các thiết bị quay chất lượng rồi, họ đã có sẵn những cái máy quay tốt cho cái việc quay khóa học của họ rồi hoặc họ sẽ cần những chiếc máy quay chất lượng hơn thì họ hoàn toàn có thể không xem cái nội dung video đó của bạn mà người ta sẽ không trách gì bạn hết.

⇒ Tóm lại, để tạo nội dung hấp dẫn và đáp ứng được cái mong đợi của học viên thì bạn rất nên dạy tủ, đưa ra những cái rạch ròi kinh nghiệm cá nhân của bạn.

*Lưu ý là: Khi quan điểm cá nhân đó của bạn khác với những người trên internet, có thể là trong nước và ngoài nước,… thì bạn cũng hoàn toàn có thể dạy tủ cho học viên của mình. Tại vì việc run một cái business ở Việt Nam thì sẽ khác hoàn toàn với run một cái business ở Hàn Quốc, Trung Quốc,… (mà thực tế thì ở Sài Gòn và Hà Nội thì vốn đã đủ khác nhau rồi).

Lý do thứ ba là do Chính sách hậu bán hàng

Hùng đã từng nói với bạn là cái việc bạn bán video này như thế này thì bạn sẽ có ưu điểm của cái ngành giáo dục và cộng với cái ưu điểm của các ngành Ecommerce (tức là bán hàng online). Tuy nhiên, để bạn bán khóa học này bền vững hơn, có được nhiều học viên trung thành (những người sẽ sẵn sàng bỏ tiền để mua khóa học tiếp theo của bạn) thì bạn cần:

Xây dựng cơ chế Hậu bán hàng/ Support/ Tư vấn

Xây dựng cơ chế Hậu bán hàng

Hùng chắc chắn rằng, trong quá trình bạn lên nội dung bài giảng thì đôi khi sẽ có những bài giảng mà nó không tốt cho lắm. Một phần do bạn giải thích chưa đầy đủ hoặc bạn giải thích thiếu cái trường hợp của học viên kia như trường hợp thứ hai mà Hùng chia sẻ thì khi đó học viên sẽ đặt câu hỏi và bạn sẽ support học viên. Bạn buộc phải làm vậy cho học viên nếu bạn muốn xây dựng một networking, hay những học viên trung thành sẵn sàng mua khoá học và giới thiệu khóa học của bạn đến với những khách hàng tiềm năng khác.

Nhưng để support học viên khoẻ hơn thì Hùng khuyên bạn không nên hỗ trợ học viên thông qua các hình thức thông thường như kiểu gọi điện tư vấn hay nhắn tin ha, bạn nên sử dụng những hình thức như Email Marketing “tự động”.

Thứ tự sẽ là:

  • Bạn nhận câu hỏi của học viên
  • Bạn phân tích từng trường hợp học viên gặp phải
  • Nếu nó phù hợp bạn có thể update thêm những nội dung khác thêm nữa và gửi cái đó lại cho học viên
  • Và dần dần các khóa học của bạn sẽ tồn tại đầy đủ nội dung để khi học viên người ta hỏi bất kỳ vấn đề gì thì bạn chỉ cần paste một cái link qua thì cái chuyện này sẽ xong thôi.

⇒ Đây là ưu điểm cực kỳ tiện ích khi bạn dạy bằng bộ video như này. Học viên đặt câu hỏi gửi link nó sẽ nhàn cho bạn hơn rất nhiều so với việc trả lời từng câu hỏi của học viên.

Lý do 4 là chọn hình thức kinh doanh khóa học CHƯA TỐI ƯU

Việc mà bạn quyết định chọn mô hình kinh doanh khóa học ảnh hưởng rất nhiều đến sự thành công cũng như việc mà bạn kinh doanh dạy học dài lâu sau này. Hiện tại thì Hùng thấy, ở thị trường Việt Nam đây là những hình thức kinh doanh khóa học phổ biến nhất:

  • Coaching là một loại hình tập huấn cá nhân, trong đó người hướng dẫn (coach) làm việc cùng người được hướng dẫn (coachee). Thường thì, các buổi tập huấn 1-1 được tổ chức định kỳ, có thể là hàng tuần hoặc hàng tháng tùy theo sự thỏa thuận giữa hai bên.
  • Mở lớp học trực tuyến là quá trình giảng dạy thông qua môi trường trực tuyến. Thông thường, các buổi học trực tuyến được tổ chức thông qua các ứng dụng video call, các nền tảng học trực tuyến, hoặc các phần mềm hợp tác trực tuyến khác.
  • Bán khóa học qua chợ (hay Marketplace) là một trong những cách hiệu quả để tiếp cận đến một lượng lớn học viên tiềm năng. Chợ học tập trực tuyến (online learning marketplace) là nơi tập hợp các khóa học, bài giảng, và tài liệu học tập từ nhiều nguồn khác nhau, cho phép người học có nhiều lựa chọn và dễ dàng tìm kiếm khóa học phù hợp với nhu cầu của mình.

Tuy nhiên, nó không bền!

Sở dĩ Hùng nói như vậy là vì mô hình coaching và mở lớp học trực tuyến thường rất dễ dẫn đến mệt mỏi và chán chường sau một thời gian, khó để bạn scale up và phát triển vì khi bạn bán được khoá học, bạn phải bỏ ra khá nhiều thời gian để chăm sóc, dạy học online và tư vấn cho học viên.

Còn bán qua chợ khoá học thì nó là một mô hình chia sẻ lợi nhuận, bạn phải trả tiền cho sàn theo % mỗi khóa học bán được điều này đồng nghĩa với việc bạn bán càng nhiều thì % bạn cần phải trả lại cho các sàn sẽ càng nhiều.

Hùng sẽ giới thiệu bạn một cái phương pháp bán khóa học “Ăn chắc, Mặc bền” hơn

Đăng ký nhận khóa học Miễn Phí

Thay vì chọn mô hình kinh doanh khóa học là coaching, mở lớp online hay bán khoá học qua chợ, Hùng sẽ đề xuất bạn tự xây dựng một nền tảng website riêng, một thương hiệu cá nhân riêng. Cụ thể là:

  • Dạy tự động 
  • Bán tự động 
  • Thu nhập thụ động

Vậy khóa học của bạn không thành công là do đâu? Và cách Hùng đã triển khai khóa học của mình như thế nào để đạt được thành công như hiện tại. Cùng Hùng tìm ra giải pháp qua video ngay sau đây.

Ấn và xem ngay nhé!

Tất nhiên, Hùng cũng hiểu, vấn đề lớn nhất của bạn là chưa biết cách để tự thực hiện những việc như xây dựng hệ thống elearning, xây dựng thương hiệu cá nhân (personal brand). Nhưng bạn có thể yên tâm về cái vấn đề này, Hùng sẽ hướng dẫn bạn HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ ngay trong 30 bài giảng mà Hùng chia sẻ trong khoá học của mình. Bạn có thể nhấn đăng ký bên dưới hoặc truy cập đường link: TẠI ĐÂY!