Hotline kỹ thuật
Hotline sẽ được cung cấp riêng cho các đồng nghiệp và miễn phí, hỗ trợ 24/7
Tải App mobile
02 THÁNG 07, 2024

Kinh nghiệm mở trung tâm dạy thêm, cần điều kiện và thủ tục gì?

Khánh Hùng

783
0
0 Đã sao chép!

Với nhu cầu học tập ngày càng cao của người học, việc mở trung tâm dạy thêm mở ra cơ hội kinh doanh tiềm năng cho những ai có mong muốn chia sẻ kiến thức của mình. Tuy nhiên, để trung tâm hoạt động hiệu quả, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt kiến thức, kinh nghiệm cũng như nắm rõ các quy định pháp lý liên quan. Vậy mở trung tâm dạy thêm cần những điều kiện, thủ tục gì? Trong bài viết dưới đây của Khánh Hùng Academy, Hùng sẽ chia sẻ những kinh nghiệm mở lớp dạy thêm rất thực tế và cụ thể được Hùng góp nhặt từ hàng trăm khách hàng đối tác nền tảng giáo dục hiện nay.

Dạy thêm, dạy kèm là gì?

Tìm hiểu khái niệm dạy thêm là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, dạy thêm, dạy kèm là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung học dựa theo chương trình giáo dục phổ thông. Thế nhưng, hoạt động này nằm ngoài kế hoạch giáo dục mà Bộ Giáo dục ban hành. Căn cứ Khoản 2, 3 Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, việc dạy thêm có hai hình thức:

  • Dạy thêm, học thêm do các cơ sở giáo dục công lập như trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục phổ thông hay trung tâm học tập cộng đồng tổ chức.
  • Dạy thêm, học thêm ngoài không do các cơ sở giáo dục có trong quy định trên tổ chức.

Điều kiện mở trung tâm dạy thêm cập nhật mới nhất

Khi quyết định mở trung tâm dạy kèm, việc nắm rõ các điều kiện pháp lý là bước đầu tiên quan trọng. Trong phần này, Hùng sẽ cung cấp những thông tin mới nhất về điều kiện mở trung tâm dạy thêm. Cụ thể như sau:

Điều kiện đối với Giám đốc trung tâm

Điều kiện mở lớp dạy thêm đối với giám đốc
  • Được đào tạo đạt trình độ chuẩn đối với từng cấp học theo quy định của Luật Giáo dục.
  • Giám đốc trung tâm phải là người có đầy đủ sức khỏe.
  • Giám đốc trung tâm không phải là công chức hay viên chức. Đồng thời, không trong thời gian bị kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cải tạo không giam giữ, chấp hành án phạt tù, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.
  • Phải có từ 3 năm kinh nghiệm trở lên trong ngành Giáo dục.
  • Giám đốc trung tâm có độ tuổi từ 25 tuổi đến dưới 65 tuổi.

Điều kiện của giáo viên

Những điều kiện đối với giáo viên trung tâm
  • Được đào tạo đạt trình độ chuẩn đối với từng cấp học theo quy định của Luật Giáo dục.
  • Giáo viên phải là người có đầy đủ sức khỏe.
  • Người dạy có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật. Đồng thời, phải hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại cơ quan công tác.
  • Giáo viên không trong thời gian bị kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cải tạo không giam giữ, chấp hành án phạt tù, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.
  • Phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc thủ trưởng cơ quan quản lý xác nhận các nội dung quy định quy định tại Khoản 3, 4.
  • Trong trường hợp, giáo viên đang nhận lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập, thì chỉ được dạy thêm cho học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa, hoặc được sự cho phép của cơ quan quản lý giáo viên đó.

Cơ sở vật chất

Điều kiện mở trung tâm dạy thêm về cơ sở vật chất

Hồ sơ pháp lý:

  • Có chủ sở hữu nhà, đất hợp pháp.
  • Có hợp đồng thuê nhà, đất (có công chứng) với thời hạn thuê tối thiểu là 2 năm.
  • Địa điểm mở trung tâm dạy kèm phải đảm bảo an toàn cho người dạy và người học. Theo đó, phải ở xa những nơi phát sinh các khí độc hại, khói bụi, tiếng ồn hay nằm xa các trục đường giao thông lớn, sông suối hiểm trở.

Điều kiện phục vụ giảng dạy:

  • Khu phòng học, phòng bộ môn phải đảm bảo diện tích sử dụng đạt 1,5m2/học viên với quy mô 200 người học/ca học. Theo đó, phòng học không nhỏ hơn 15m2 hay có độ ánh sáng lớn hơn 300 Lux.
  • Khu hành chính, văn phòng phải đảm bảo có đủ phòng, điều kiện làm việc cho nhân viên khi mở trung tâm dạy thêm.
  • Khu vệ sinh cho giáo viên và học viên, tối thiểu 60 học viên/buồng vệ sinh.
  • Có khu vực sân bãi để xe hoặc phương án giữ xe thay thế.
  • Trung tâm có môi trường sư phạm an ninh, an toàn.

Trang thiết bị:

  • Trung tâm dạy thêm phải trang bị đầy đủ đồ dùng dạy học phù hợp quy mô.
  • Mỗi trung tâm phải có ít nhất 1 máy vi tính có kết nối mạng Internet đặt tại văn phòng.

→Tham khảo ngay: Thiết bị dạy học online cần có khi bắt đầu giảng dạy

Phương án chữa cháy, cứu hộ:

  • Trung tâm phải có trang thiết bị phòng cháy chữa cháy (PCCC) theo quy định.
  • Có biên bản kiểm tra PCCC, có nội quy PCCC và danh sách đội PCCC.
  • Trung tâm phải xây dựng phương án PCCC và thoát nạn, cứu người đã Công an PCCC phê duyệt.

Tổng hợp các thủ tục mở trung tâm dạy thêm

Khi đã nắm rõ các điều kiện cần thiết, bước tiếp theo để mở trung tâm dạy thêm là hoàn tất các thủ tục hành chính. Theo đó, thủ tục mở trung tâm dạy thêm thường khá phức tạp và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Dưới đây là các bước chi tiết về thụ tục mở trung tâm dạy thêm mới nhất.

Chuẩn bị hồ sơ

Bản chính Bản sao công chứng
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp CMND/CCCD/Hộ chiếu thành viên góp vốn (Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên)
Điều lệ công ty CMND/CCCD/Hộ chiếu cổ đông (Đối với công ty cổ phần)
Danh sách cổ đông sáng lập (Đối với công ty cổ phần) CMND/CCCD/Hộ chiếu người đại diện pháp luật, người được ủy quyền nộp hồ sơ
Danh sách thành viên góp vốn (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên)

Nơi nộp hồ sơ

Cá nhân, tổ chức xin cấp giấy phép mở trung tâm dạy thêm cần chuẩn bị và gửi hồ sơ cho Sở KH&ĐT tỉnh, nơi trung tâm đặt trụ sở chính. Ngoài ra, cá nhân, tổ chức cũng có thể có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký hoặc trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Ngoài ra, bạn còn có thể nộp hồ sơ mở trung tâm qua đường bưu điện bằng cách sử dụng dịch vụ bưu chính VNPost.

Lệ phí đăng ký kinh doanh

Theo khoản 37 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, lệ phí đăng ký mở trung tâm dạy thêm sẽ bao gồm:

Loại chi phí Lệ phí (VND)
Lệ phí đăng ký kinh doanh 50.000
Phí công bố thông tin 100.000

Trong trường hợp, cá nhân hay tổ chức đăng ký kinh doanh qua mạng hoặc thành lập công ty trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh sẽ được miễn 02 khoản phí trên.

Thời gian thực hiện

Trong thời gian 3 – 5 ngày làm việc tính từ thời điểm tiếp nhận hồ sơ, Sở KH&ĐT sẽ xem xét hồ sơ và tiến hành trả kết quả.

Hồ sơ hợp lệ Hồ sơ không hợp lệ
Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trung tâm dạy thêm, dạy kèm Gửi văn bản thông báo về việc điều chỉnh, bổ sung hồ sơ

Chi phí mở trung tâm dạy thêm gồm những gì?

Một trong những yếu tố quan trọng khác mà bạn cần xem xét là chi phí mở trung tâm dạy thêm cần những gì. Việc dự trù và quản lý chi phí một cách hiệu quả sẽ giúp bạn tránh được những khó khăn về tài chính trong quá trình hoạt động. Dưới đây là các khoản chi phí chính mà bạn cần lưu ý theo những kinh nghiệm mở trung tâm dạy thêm mà Hùng từng biết và nghiên cứu.

Những chi phí mở trung tâm dạy thêm cần những gì?
  • Chi phí về mặt giấy tờ pháp lý thành lập trung tâm:

Chi phí mở trung tâm dạy thêm về mặt giấy tờ pháp lý sẽ bao gồm chi phí khắc con dấu hợp pháp (220.000 – 450.000 đồng), phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia (300.000 đồng). Ngoài ra, lệ phí xin phép giấy phép kinh doanh (từ 500.000 – 1.000.000 đồng).

  • Chi phí thuê mặt bằng:

Với các trung tâm tại tỉnh lẻ, chi phí thuê mặt bằng sẽ rẻ hơn, dao động từ 6 – 10 triệu đồng/tháng (dự kiến tiền cọc sẽ là khoảng 40 – 60 triệu đồng). Đối với các trung tâm nội thành ở các thành phố lớn, mức phí thuê mặt bằng sẽ dao động từ 10 – 12 triệu đồng (dự kiến tiền cọc sẽ rơi vào khoảng 60 – 70 triệu đồng).

  • Chi phí thuê nhân viên, giáo viên:

Trung tâm gia sư dạy thêm cần có giáo viên đứng lớp và cả trợ giảng với mức lương từ 15 triệu đồng/tháng. Đồng thời, trung tâm cần cung cấp các khoản thưởng, đãi ngộ cho nhân viên khoảng 50 triệu đồng/năm. Ngoài ra, trung tâm cũng phải bỏ chi phí thuê nhân viên tư vấn, nhân viên xử lý hồ sơ, bảo vệ,…

  • Chi phí Marketing:

Chi phí quảng cáo Marketing mở trung tâm dạy thêm  để tiếp cận khách hàng sẽ dao động từ 15 – 20 triệu đồng/tháng. Các loại chi phí quảng cáo cao cấp hơn sẽ từ 30 triệu đồng/tháng.

  • Chi phí thiết kế logo, slogan, khẩu hiệu:

Khoản phí này sẽ phụ thuộc vào quy mô của trung tâm, với các trung tâm nhỏ chi phí này sẽ dao động từ 4 – 5 triệu đồng. Các trung tâm có quy mô rộng lớn hơn có thể lên tới 7 – 8 triệu đồng.

  • Chi phí thiết bị, cơ sở hạ tầng:

Chi phí này sẽ dành cho việc mua sắm thiết bị phục vụ cho việc dạy học như máy chiếu, điều hòa, tivi,… Ngoài ra, trung tâm cũng cần dự trù phí lắp đặt thang máy, camera an ninh, thiết bị PCCC,… Tùy vào quy mô trung tâm dạy kèm, mà khoản phí này có thể lên tới gần 100 triệu đồng.

Một số kinh nghiệm mở lớp dạy thêm mà bạn nên biết

Bên cạnh việc thắc mắc về cách mở trung tâm dạy thêm cần những gì, bạn cũng cần tham khảo một số kinh nghiệm quan trọng Hùng tổng hợp dưới đây, để có thể mở lớp dạy thêm hiệu quả và mang lại lợi nhuận tốt.

Lên ý tưởng cho việc thành lập, mở trung tâm dạy thêm

Tiến hành lên ý tưởng

Theo đó, bạn cần đưa ra các ý tưởng khả thi, sát với thực tế và trả lời được cho các câu hỏi như vận hành trung tâm như nào, quản lý trung tâm ra sao, mục tiêu đạt được trong tương lai,… Ngoài tra, khi lên ý tưởng thì bạn cũng cần hình dung thêm về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, các thủ tục, chi phí mở trung tâm, cách tiếp cận khách hàng,…

Chú ý đến đối tượng khách hàng

Mục đích mở trung tâm dạy thêm chính là bổ sung kiến thức cho học viên. Do đó, bạn cũng cần xác định đối tượng học sinh trung tâm hướng tới. Theo đó mỗi đối tượng sẽ có mục tiêu học tập khác nhau, vi vậy thì trung tâm sẽ phải có cách sắp xếp, tổ chức lớp học riêng để phục vụ cho nhu cầu này.

Tìm kiếm nguồn nhân lực dạy học phù hợp

Kinh nghiệm mở trung tâm dạy thêm chú trọng nguồn nhân lực

Việc sở hữu đội ngũ giáo viên có chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẽ thu hút được nhiều học viên. Tuy nhiên, khi mở trung tâm dạy kèm, dạy thêm bạn cần ước lượng số lượng giáo viên, để tránh việc tuyển dụng ồ ạt dẫn đến mất kiểm soát chất lượng giảng dạy. Ngoài ra, bạn cần cũng cần lưu ý chọn giáo viên phù hợp với đối tượng học viên mà trung tâm hướng tới.

Cơ sở hạ tầng

Cở hạ tầng là một trong những tiêu chí quan trọng khi mở trung tâm dạy thêm. Theo đó, trung tâm phải bảo đảm cung cấp không gian học tập hiện đại với trang thiết bị cần thiết như máy chiếu, máy tính, loa, bàn ghế,… Ngoài ra, trung tâm nên nằm ở vị trí thuận lợi nhằm giúp học viên thuận lợi khi di chuyển.

Những lưu ý khi tổ chức giảng dạy tại trung tâm, lớp học thêm

Việc tổ chức dạy thêm cần tuân thủ theo các quy định tại Điều 3 theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT như sau:

  • Hoạt động giảng dạy cần phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, tránh dẫn đến tình trạng quá tải, vượt quá khả năng tiếp thu của người học.
  • Khi mở trung tâm dạy thêm cần phải đảm bảo mang lại hiệu quả trong việc củng cố, nâng cao kiến thức và giáo dục nhân cách cho người học.
  • Không dạy trước những kiến thức có trong chương trình chính khóa và không cắt giảm nội dung của chương trình học chính để giảng dạy vào giờ học thêm.
  • Việc đăng ký học thêm cần phải thực hiện dựa trên tinh thần tự nguyện, có sự đồng ý của gia đình người học (nếu còn nhỏ tuổi).
  • Không được tổ chức lớp học thêm theo các lớp học chính khóa.
  • Phải căn cứ vào năng lực để sắp xếp lớp học để đảm bảo mọi người được học trong một lớp có học lực tương đương nhau.
  • Trung tâm dạy thêm phải chịu trách nhiệm về các nội dung đã xin phép tổ chức hoạt động học thêm, dạy kèm.

Trên đây là những kinh nghiệm mở trung tâm dạy thêm mà Hùng đã đúc kết sau nhiều năm kinh nghiệm hợp tác hơn 300+ đơn vị giáo dục hàng đầu. Tuy nhiên, nếu bạn chưa có khả năng hay kinh tế đầu tư mở trung tâm thì kinh doanh khóa học Elearning sẽ là giải pháp hoàn hảo. Chỉ với bộ video Elearning, bạn hoàn toàn có thể đem về nguồn thu nhập thụ động hấp dẫn với thời gian bỏ ra ít và hoàn toàn tự động. Vậy tại sao Hùng lại khẳng định “Elearning là sản phẩm điện tử NGON NHẤT“. Tất cả việc bạn cần là nền tảng kiến thức, kinh nghiệm và đóng gói nó lại đưa lên hệ thống Elearning để kinh doanh mà không sợ hết hàng hay chịu quá nhiều thuế phí.

Vậy làm như thế nào để bắt đầu? Hùng sẽ chia sẻ với đầy đủ luận điểm và mọi lý thuyết bán hàng với Khóa học kinh doanh khóa học online – Khánh Hùng Academy. Chỉ với một khóa học duy nhất, Hùng đã thu về 2 tỷ doanh thu sau 3 tháng mở bán. Hùng làm được và bạn cũng thế, tham gia ngay khóa học của Hùng ngay hôm nay để nhận về 30+ video bài giảng HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ. Không nhập form rườm rà, không lùa gà, đăng ký là học ngay nhé!

Mở trung tâm dạy thêm là cơ hội kinh doanh tiềm năng, nhưng cũng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đầu tư nghiêm túc. Ngoài ra, để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và tạo ra môi trường học tập linh hoạt, bạn cũng cần chú ý đầu tư vào nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, phương pháp dạy học,… Hy vọng với những thông tin về cách mở trung tâm dạy thêm mà Khánh Hùng Academy chia sẻ trên đây, bạn đã nắm vững các điều kiện và thủ tục cần thiết để đăng ký cấp giấy phép dạy kèm thành công.