Hotline kỹ thuật
Hotline sẽ được cung cấp riêng cho các đồng nghiệp và miễn phí, hỗ trợ 24/7
24 THÁNG 05, 2024

Khóa học bị leak thì nên làm sao?

Khánh Hùng

227
0
0 Đã sao chép!

Có phải bạn đã từng dạy học bằng bộ video và bán nó trên các nền tảng lưu trữ như Google Drive, Dropbox hay Youtube,….? Với mức giá là vài triệu đồng. Nhưng một ngày, bạn thấy chính khoá học của mình bị người khác rao bán trên mạng xã hội với giá…99k. Nếu bạn đang gặp tình trạng tương tự như vầy thì đây là bài viết dành cho bạn. Hùng sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc khi “khóa học bị leak hay bị ăn cắp thì cần làm những gì?”.

Khoá học của bạn bị ăn cắp bằng cách nào?

Có một sự thật khá đau lòng là nếu kẻ gian muốn sao chép nội dung của bạn thì đằng nào họ cũng có cách. Sau đây là 4 cách kẻ trộm thường dùng để sao chép nội dung khóa học phổ biến nhất.

Download lậu video của bạn

Kẻ trộm có rất nhiều cách để có thể sao chép nội dung video của bạn. Thông thường, nó sẽ dùng những công cụ hoạc phần mềm như Video DownloadHelper, Flash Video Downloader, Cốc Cốc,….để thao tác tải video về.

Các phần mềm có thể hỗ trợ download lậu video

⇒ Cách này được khá nhiều người áp dụng bởi tính tiện lợi của nó. Tức là bạn chỉ cần paste link video muốn download trên những phần mềm kể trên thì hệ thống sẽ tự động chuyển đổi video đó thành một video mà bạn có thể download được. Tuy nhiên đối với những video có tính phức tạp cao hoặc có lớp bảo mật tốt thì những phần mềm này rất khó để họ download về.

Quay lại màn hình nội dung video khóa học

Hơn nữa, vẫn còn cách khác để kẻ gian có thể download nội dung video của bạn. Một trong số đó là quay màn hình video từ chính thiết bị phần cứng của đối tượng như điện thoại, máy tính bảng, laptop,…Cách quay này thường khá sơ sài và cũng mất đi độ thẩm mỹ của video (tức là nó sẽ hiện những cách thông báo, thanh seekbar,… trông video nó không được đẹp).

Quay lại màn hình khóa học

Thêm một chút về sao chép video bằng cách quay màn hình nữa, tuy cách này không được áp dụng nhiều trong việc kinh doanh khoá học nhưng nó vẫn khá phổ biến. Đó là dạng quay fancam (kiểu người ta cầm điện thoại lên, mở máy quay và quay lại cái nội dung video đó). Theo Hùng thấy thì fancam này nó thường dùng để quay phim lậu. Tuy nhiên thì chất lượng video lẫn chất lượng âm thanh khá thấp.

≫Tìm đọc thêm bài viết Hùng đã chia sẻ về: “Cách bảo vệ nội dung khóa học online trên mọi nền tảng số”

Chụp hình từng nội dung của bạn lại

Không những thế, đối với những dạng như Ebook hay slide bài giảng thì kẻ gian thường dùng cách chụp màn hình để sao chép nội dung, tài liệu của bạn. Tuy nhiên, việc chụp hình từng nội dung như vậy rất mất thời gian và tốn nhiều công sức.

Trên thực tế đối với những dạng bài học theo kiểu Ebook như vậy, ngoài cách chụp màn hình thì họ còn có thể sử dụng một cách khác là thuê người đánh máy để gõ lại những nội dung trên Ebook và bán lại nó.

Share tài khoản khoá học cho nhiều người sử dụng

Và cuối cùng đó là hình thức mà chính học viên trong khóa học của bạn chia sẻ công khai tài khoản cho nhiều người cùng truy cập. Dẫn đến nhiều hệ lụy khi học chung tài khoản cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề bản quyền của khóa học.

Người học tự chia sẻ tài khoản cho nhiều người

Tuy nhiên, như Hùng có nói là đằng nào kẻ trộm muốn download hay sao chép lậu nội dung của bạn thì chúng cũng có cách. Vậy thực sự không có cách nào để ngăn chặn được “vấn nạn” này sao? Tất nhiên, sẽ không có cách nào đảm bảo chặn được 100% nhưng bạn có thể áp dụng những cách dưới đây mà theo Hùng nó đủ hiệu quả để hạn chế tình trạng khóa học bị leak.

Vậy nếu khoá học bị leak thì làm sao?

Khoá học bị leak thì làm sao? Cá nhân Hùng nghĩ đây là phần chính và cũng là phần bạn quan tâm nhất trong bài viết. Quan điểm của Hùng là: “Đừng để mất trâu, mới vội làm chuồng”. Tuy nhiên nếu đã lỡ “mất trâu” rồi thì đây là những cách Hùng sẽ gợi ý bạn giải quyết vấn đề sau khi video bài giảng bị leak ra ngoài.

Khóa học bị leak thì làm sao?

Đầu tiên bạn cần phải xác định đâu là nơi leak video của bạn ra bên ngoài bằng cách search ở các trang tìm kiếm như Google.

Ở đây Hùng có một vài từ khoá để hỗ trợ bạn tìm thử xem video của mình đang bị bán lậu hay không, ví dụ như:

  • Tên khoá học + từ khóa: “giá rẻ”
  • Tên khoá học + từ khoá: “share khóa học”
  • Tên khoá học + từ khóa: “miễn phí”
  • Tên khoá học + từ khóa: “chia sẻ khoá học giá rẻ”

Sau khi đã tìm kiếm, bạn hãy kiểm tra xem có khoá học bị leak nào của mình xuất hiện trên các website khác với mức giá rao bán chỉ từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn không?.

Thứ hai, sau khi xác định được nguồn của video, bạn có thể thực hiện xóa video bị leak bằng 1 trong 3 cách sau.

  • Thứ nhất, liên hệ trực tiếp với chủ website đã leak video của bạn ra ngoài và yêu cầu họ gỡ video bạn xuống.
  • Thứ hai, thực hiện các biện pháp DMCA với Google và yêu cầu xoá video nhưng để làm được bạn cần phải có một chút tiếng Anh để dễ hơn trong quá trình thực hiện và phải có bằng chứng để đưa ra.
  • Thứ 3, bạn có thể liên hệ trực tiếp với luật sư để giải quyết vấn đề sao chép video bản quyền của bạn.

Đó là những cách mà Hùng cho rằng nó hiệu quả. Nhưng Hùng khuyên, thay vì bạn phải suy nghĩ làm thế nào hãy để giải quyết vấn đề sau khi khoá học bị leak ra ngoài, hãy dành thời gian để bảo vệ nó ngay từ lúc đầu bằng những cách mà Hùng giới thiệu bạn ngay sau đây.

Cách để “chống” lại những đối tượng ăn trộm video khóa học

Có rất nhiều cách để “chống” kẻ gian ăn cắp video của bạn. Hùng đã từng làm việc với hơn 100 giảng viên Elearning và Hùng chắc chắn là những cách mà bạn nghĩ nó có thể chống lại kẻ trộm thì Hùng đều đã làm rồi. Dưới đây là những cách là theo Hùng nó tối ưu nhất.

Chặn kẻ trộm download hoặc sao chép video của bạn

Hiện tại thì trên thị trường có rất nhiều đơn vị nước ngoài cung cấp dịch vụ chống download video khá hiệu quả. Bạn có thể tìm kiếm các hệ thống hoặc dịch vụ này bằng những từ khóa như: Hệ thống chống download video, video protecting, hosting protect video, bảo vệ bản quyền video,…. Còn như hiện tại, theo Hùng thì muốn giới thiệu đến bạn MONA.Host, hiện đang cung cấp 2 dịch vụ chống download, quay màn hình video là MONA MVP (MONA Video Protection)MONA DRM (MONA Digital Rights Managements).

Các dịch vụ chống download video

Với MONA Video Protection thì đây là giải pháp chống download video hiệu quả. Theo đó, với hệ thống này bạn sẽ được tích hợp các tính năng để ngăn chặn người dùng tải xuống video.

Một vài tính năng được tích hợp trong hệ thống chống download video như:

  • Tích hợp AI phân tích hành vi của người dùng, nếu phát hiện người dùng đang cố tình download video lậu, hệ thống sẽ tự động shutdown.
  • Gán mật mã riêng biệt cho video để tăng cường lớp bảo mật.
  • Tính năng Dynamic Watermark, hệ thống sẽ hiển thị watermark là tên người dùng. Vì vậy khi khoá học bị leak ra bên ngoài bạn sẽ biết chính xác học viên nào đã làm điều đó.
  • Và những hình thức mã hoá có độ phức tạp cao để video được bảo vệ an toàn tuyệt đối.

Còn MONA DRM thì sẽ là hệ thống chống quay, chụp màn hình video, độ hiệu quả của hệ thống lên đến 99%. MONA DRM hoạt động theo cơ chế khai báo nội dung video này với phần cứng là các trình duyệt/OS như Widevine và Fairplay để những trình duyệt này khi phát hiện có người nào quay hoặc chụp màn hình những nội dung mà bạn khai báo thì nó sẽ chặn không cho quay.

Để tăng thêm tính bảo mật cho video MONA DRM còn tích hợp thêm các tính năng như:

  • Cũng tương tự như MONA MVP thì MONA DRM cũng có các tính năng như tích hợp AI, tính năng Dynamic Watermark hay mã hoá video,…
  • Ngoài ra, MONA DRM còn được bổ sung một số tính năng khác như FBI Warning – khi có người dùng cố tình download video hệ thống sẽ hiển thị bảng thông báo là bạn không thể download video này.
Các tính năng áp dụng cho video Khánh Hùng Academy

Tính năng áp dụng cho video khóa học tại Khánh Hùng Academy

Bạn có thể thấy như ngay tại website Khánh Hùng Academy thì Hùng sử dụng hệ thống chống download video cho những video PRO trong khóa học bằng các phần mềm phía trên Hùng đề cập.

Ngoài ra thì ở phiên bản video FREE, Hùng đã gắn công nghệ DRM vào video với dưới đây bạn có thể đăng nhập để xem và test thử tính năng chống download của Hùng áp dụng nhé.

Đưa ra những lợi ích phụ để thu hút học viên

Thêm một cách nữa để chống lại những đối tượng “trộm” khoá học là bạn hoàn toàn có thể đưa ra những lợi ích phụ để thu hút học viên. Tất nhiên, những lợi ích phụ đó phải đủ hấp dẫn để cho dù khóa học lậu có bán với giá rẻ rất nhiều lần thì học viên vẫn sẵn sàng bỏ tiền để mua khoá học của bạn.

Đem đến những lợi ích kèm theo cho học viên

Như khoá học Khánh Hùng Academy, Hùng đã tạo nên những giá trị, lợi ích phụ trong khoá học như chương trình Free Mentor và được ưu đãi về khi sử dụng các dịch vụ MONA.Host, MONA.Media, MONA.Software, xây dựng Networking mọi người cùng làm ăn và cùng support nhau,…

Bên trên là tất cả những chia sẻ của Hùng về cách giúp bạn có thể khắc phục sau khi khoá học bị leak ra ngoài. Cũng như là những hệ thống giúp bạn chống download video và bảo vệ video của bạn một cách an toàn nhất.

Đăng ký khóa học Khánh Hùng Academy free

Ngoài ra, Hùng đang có một khoá học hướng dẫn các bạn kinh doanh khóa học một cách bài bản và đặc biệt là nó HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ. Nếu bạn là một giảng viên, là một chuyên gia và đang muốn kinh doanh một khóa học dựa trên bộ kỹ năng của mình. Hãy nhanh tay nhấn vào hình trên đây, đăng ký để tham gia khóa học và trở thành đồng nghiệp của Hùng nhé.