Hotline kỹ thuật
Hotline sẽ được cung cấp riêng cho các đồng nghiệp và miễn phí, hỗ trợ 24/7
05 THÁNG 03, 2024

USP là gì? Cách thiết lập USP trong Marketing thành công

Khánh Hùng

1.2k
0
0 Đã sao chép!

Trong môi trường kinh doanh ngày nay, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và khó khăn hơn bao giờ hết. Để tồn tại và phát triển trong thị trường đầy thách thức này, việc xây dựng một USP cho sản phẩm/ dịch vụ trở nên vô cùng cần thiết. Trong nội dung chia sẻ hôm nay, Hùng sẽ cùng các bạn khám phá chi tiết về khái niệm USP là gì và cách để bạn phát triển USP thành công trong tương lai.

USP là gì?

Khái niệm USP là gì?

USP là gì? USP (Unique Selling Proposition) là điểm bán hàng khác biệt và độc nhất của một sản phẩm hoặc dịch vụ. Đây được xem là yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing. Góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh và khác biệt so với đối thủ trên thị trường.

Khi phát triển USP, bạn cần tìm ra những điểm mạnh và đặc biệt của sản phẩm hoặc dịch vụ của mình mà không có ở đối thủ như các tính năng độc đáo, giá trị gia tăng, lợi ích đặc biệt mang lại cho khách hàng.

Tầm quan trọng của USP trong Marketing là gì?

Vậy USP là gì mà lại có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược Marketing? Hãy cùng Hùng theo dõi những thông tin ngay dưới đây.

Xây dựng hiệu quả các hoạt động quảng cáo

USP giúp xây dựng quảng cáo hiệu quả

Xây dựng các chiến dịch quảng cáo hiệu quả là một phần quan trọng trong việc tiếp thị và quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ. USP trở thành một thông điệp truyền tải dễ nhớ và phân biệt sản phẩm/ dịch vụ hoặc doanh nghiệp của bạn so với đối thủ cạnh tranh.

Khi xây dựng chiến dịch quảng cáo, việc tận dụng USP sẽ giúp bạn nêu bật những điểm mạnh và lợi ích độc đáo của sản phẩm hoặc doanh nghiệp, thu hút sự quan tâm và tạo động lực mua hàng từ khách hàng.

Tăng lợi thế cạnh tranh

Khi bạn và đối thủ sử dụng cùng một kênh phân phối và có mức giá tương đồng, việc tạo ra sự khác biệt là yếu tố cần thiết để tăng lợi thế cạnh tranh và thu hút khách hàng.

USP trong Marketing sẽ giúp bạn xác định và tạo ra những điểm đặc biệt, độc nhất về sản phẩm và thương hiệu của bạn như những lợi ích độc đáo mà sản phẩm mang lại, những tính năng đặc biệt, dịch vụ khách hàng tốt hơn, hoặc những giá trị phụ trợ khác mà khách hàng không thể tìm thấy ở đối thủ. Điều này giúp tăng tỷ lệ khách hàng chọn mua và góp phần vào sự thành công của doanh nghiệp.

Tạo dựng vị thế thương hiệu trên thị trường

USP giúp tạo vị thế trên thị trường

Unique Selling Point (USP) giúp thương hiệu của bạn nổi bật và tạo sự tò mò từ phía khách hàng. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang phát triển, USP là một cách hiệu quả để thu hút sự chú ý và khám phá từ khách hàng.

Khi thực sự hiểu khái niệm USP là gì, bạn có thể tạo ra một hình ảnh độc đáo và sự khác biệt cho thương hiệu của mình. Điều này giúp thu hút sự quan tâm của khách hàng và tạo sự tò mò để họ khám phá thêm về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

≫Tìm đọc thêm: Tại sao cần xây dựng thương hiệu cá nhân khi bán khóa học?

3 Đặc điểm USP sản phẩm hiệu quả cần có

Đặc điểm USP sản phẩm cần có là gì?

USP sản phẩm độc đáo

Câu hỏi khó khăn đặt ra là USP sản phẩm là gì để sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có sự độc đáo, nó tạo ra giá trị độc nhất vô nhị mà khách hàng không thể tìm thấy ở những lựa chọn khác. Đây cũng là cách giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững trên thị trường.

Tuy nhiên, độc đáo không chỉ đơn thuần là sự khác biệt. USP cần phản ánh cách mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn giải quyết vấn đề hay đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt hơn, hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

USP dựa trên nhu cầu của khách hàng mục tiêu

Việc hiểu rõ về khách hàng mục tiêu là một yếu tố quan trọng trong việc xác định tiêu chuẩn USP là gì. Bạn cần nghiên cứu và tìm hiểu về nhu cầu, sở thích, vấn đề và mong muốn của khách hàng mục tiêu. Dựa trên thông tin thu thập được, bạn có thể xác định những yếu tố quan trọng mà khách hàng quan tâm và cần được giải quyết. USP trong Marketing sản phẩm hoặc dịch vụ nên tập trung vào việc đáp ứng những nhu cầu này một cách tốt nhất và khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

USP không dễ dàng bị bắt chước

Khi doanh nghiệp xác định và phát triển một USP khó có thể sao chép, nó đã thành công trong việc định vị vị trí của mình trên thị trường và sở hữu lợi thế cạnh tranh đặc biệt so với đối thủ.

Để tạo ra USP khó bắt chước, các doanh nghiệp cần tập trung vào những yếu tố độc đáo, duy nhất và khó nhân bản. Điều này có thể được thực hiện thông qua một số việc như sở hữu công nghệ, kiến thức độc quyền, hoặc quy trình sản xuất độc đáo.

5 bước xây dựng USP sản phẩm độc đáo

Sau khi đã hiểu về định nghĩa USP là gì, các đặc điểm của một tiêu chuẩn USP hiệu quả. Vậy còn cách xây dựng một USP cho sản phẩm sẽ như thế nào?. Hùng đã tổng hợp và mang đến cho bạn 5 bước thực hiện vô cùng đơn giản sau đây.

Cách thức xây dựng USP là gì?

Hiểu rõ về sản phẩm và dịch vụ

Bước đầu tiên để xây dựng và phát triển USP thành công cho sản phẩm hoặc dịch vụ là hiểu rõ về chúng. Hiểu về sản phẩm/ dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp biết được mình đang cung cấp gì và những điểm đặc biệt hoặc chức năng của chúng so với đối thủ.

Để hiểu thêm về sản phẩm/ dịch vụ trong quá trình xây dựng và phát triển USP là gì, bạn có thể tự đặt những câu hỏi:

  • Công ty bạn cung cấp sản phẩm gì?
  • Sản phẩm có tính năng chính là gì?
  • Những tính năng này có điểm đặc biệt nào so với đối thủ?
  • Khách hàng nhận được gì khi sử dụng sản phẩm?
  • Sản phẩm/ dịch vụ mang đến những giá trị như thế nào?

Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu

Việc vẽ chân dung khách hàng mục tiêu được xem như là một công cụ quan trọng để hiểu và định hình đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp muốn nhắm đến. Chân dung khách hàng bao gồm thông tin như độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, sở thích, nhu cầu,…

Để xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu, có thể thực hiện:

  • Bước 1: Thu thập thông tin về khách hàng từ các nguồn thông tin khách hàng hiện có.
  • Bước 2: Phân tích và tổ chức dữ liệu khách hàng thu thập được để tìm ra các mẫu, xu hướng và đặc điểm chung.
  • Bước 3: Dựa trên dữ liệu đã thu thập và xử lý, xác định các đặc điểm chung của khách hàng mục tiêu để tạo ra một hồ sơ mô tả chi tiết về khách hàng lý tưởng

Nghiên cứu thị trường mục tiêu

Nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp triển khai được những chiến lược marketing phù hợp nhằm cải thiện trải nghiệm khách hàng và tăng tỉ lệ chuyển đổi. Khi hiểu rõ về thị trường mục tiêu, doanh nghiệp mới có thể dễ dàng xác định được USP của mình.. Khi nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể tham khảo 2 phương pháp phổ biến chính: Nghiên cứu thị trường sơ cấp, Nghiên cứu thị trường thứ cấp

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Việc phân tích đối thủ cạnh tranh giúp chúng ta tìm hiểu sâu hơn về cách mà các đối thủ kinh doanh của chúng ta hoạt động, chế độ bán hàng,… Trong quá trình phân tích, bạn cần nhìn nhận và học hỏi từ những gì đối thủ của chúng ta đã thực hiện tốt. Tuy nhiên, quan trọng là không sao chép một cách mù quáng, mà là nhìn nhận những điểm mạnh của họ và biến chúng thành một phần USP riêng của mình.

Chọn lọc thông tin để xác định USP doanh nghiệp

Sau khi hoàn thành tổng hợp và hệ thống lại thông tin từ các cuộc khảo sát khách hàng, bạn hãy tạo các cuộc khảo sát khách hàng để so sánh kết quả với nhau. Qua đó bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về sự đồng nhất và khác biệt trong ý kiến và nhu cầu của khách hàng.

Sau khi thu thập đủ dữ liệu từ các cuộc khảo sát, bạn sẽ tiếp tục tiến hành quá trình tổng hợp và chọn lọc những thông tin có giá trị. Thông qua bước này, bạn sẽ nhận biết được những điểm mạnh và điểm cần cải thiện của sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Đánh giá hiệu quả của việc thiết lập USP là gì?

Sau khi xây dựng và phát triển USP, bước cuối cùng là đánh giá hiệu quả của nó. Điều này giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng USP thực sự mang lại lợi thế cạnh tranh, thu hút khách hàng và tăng doanh thu bán hàng. Đánh giá hiệu quả của USP đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và cải thiện chiến lược marketing của doanh nghiệp.

Một số ví dụ về USP từ các thương hiệu nổi tiếng

Domino’s Pizza

Domino’s Pizza

Domino’s Pizza là một chuỗi cửa hàng Pizza nổi tiếng toàn cầu xuất phát từ Mỹ. Vậy USP là gì?. Đó chính là cam kết về chất lượng và dịch vụ trong mỗi cuộc gọi đặt hàng: “Khách hàng sẽ nhận được Pizza nóng, được vận chuyển miễn phí trong vòng 30 phút”.

Đây là một điểm nổi bật của Domino’s Pizza so với các đối thủ khác. USP này đã giải quyết ba điểm đau của khách hàng, đó là chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng và phí vận chuyển. Nhờ đó, Domino’s Pizza đã thu hút được nhiều khách hàng và đạt được thành công trong ngành công nghiệp dịch vụ pizza.

Vinfast

Công ty Vinfast

Vinfast là thương hiệu sản xuất xe ô tô do tập đoàn VinGroup đầu tư và triển khai. Slogan “Vinfast mãnh liệt tinh thần Việt Nam” đã được đánh giá là một thông điệp gợi cảm xúc và tác động trực tiếp vào tâm lý khách hàng.

Câu hỏi đặt ra là USP sản phẩm là gì?. Điểm độc đáo nhất của Vinfast là việc là thương hiệu sản xuất xe Việt Nam đầu tiên được sáng lập. Với USP này, Vinfast đã nhắm đến đối tượng khách hàng Việt Nam có niềm yêu thích đặc biệt đối với các sản phẩm Việt.

Coca-Cola

USP từ Coca-Cola

Coca Cola đã sử dụng USP là gì để thu hút khách hàng và chiếm được thị phần lớn trên thị trường. USP này được thể hiện qua sự độc bản và gắn kết của sản phẩm. Dưới đây là những yếu tố cốt lõi của USP từ thương hiệu Coca Cola:

  • Original taste: Coca Cola có một hương vị đặc trưng, khác biệt và đã trở thành một biểu tượng và được nhiều người yêu thích.
  • Bộ nhận diện thương hiệu: Coca Cola sử dụng hai màu nóng chính là đỏ và vàng trong bộ nhận diện thương hiệu, tạo nên một cảm giác ấm cúng, gần gũi và đáng tin cậy.
  • Hình ảnh cánh én: Hình ảnh này mang đến sự liên tưởng đến sự ấm cúng, sum vầy và niềm vui gia đình.

USP đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu và tạo sự phân biệt so với đối thủ trong thị trường cạnh tranh ngày nay. Hy vọng rằng bài viết từ Khánh Hùng Academy đã cung cấp những kiến thức giúp bạn hiểu rõ về USP là gì cũng như quy trình phát triển một USP thành công. Chúc bạn thành công trong việc tạo dựng được lợi thế cạnh tranh trong quá trình kinh doanh của mình nhé.