Hotline kỹ thuật
Hotline sẽ được cung cấp riêng cho các đồng nghiệp và miễn phí, hỗ trợ 24/7
Tải App mobile
05 THÁNG 02, 2024

Chiến lược giá là gì? Các chiến lược định giá hiệu quả nhất

Khánh Hùng

4.3k
0
0 Đã sao chép!

Trong lĩnh vực tiếp thị, giá cả không chỉ đơn thuần là con số, mà còn là một trong những yếu tố cơ bản tác động mạnh mẽ đến thị trường. Chiến lược giá trong Marketing không chỉ giúp tăng doanh thu bán hàng mà còn nâng cao địa vị cạnh tranh so với đối thủ. Nhưng làm thế nào để xây dựng một chiến lược điều chỉnh giá hiệu quả cho dịch vụ của bạn? Hãy cùng Khánh Hùng Academy tìm hiểu khái niệm chiến lược giá là gì? Những chiến lược định giá phổ biến nhất ở bài viết hôm nay nhé!

Chiến lược giá là gì?

Chiến lược giá (Pricing Strategy) là bản đồ chiến dịch giúp bạn có thể xác định mức giá tối ưu cho sản phẩm hoặc dịch vụ, nhằm tối đa hóa lợi nhuận và giá trị thương hiệu.

Chiến lược giá là gì?

Chiến lược định giá bị chi phối bởi nhiều yếu tố, bao gồm mục tiêu doanh số, kế hoạch tiếp thị, định vị thương hiệu, cùng các yếu tố bên ngoài như nhu cầu người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh và xu hướng thị trường. Để thực hiện hiệu quả, bạn cần tính toán, điều chỉnh và xác định mức giá có khả năng chấp nhận rủi ro nhằm tối đa nguồn doanh thu.

Tại sao chiến lược giá trong Marketing là quan trọng?

Như vậy nội dung trên vừa cung cấp đến bạn câu trả lời cho thắc mắc chiến lược giá là gì? Tiếp theo đây, Hùng sẽ cùng bạn tìm hiểu “Vì sao định giá trong Marketing là thực sự cần thiết”.

Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi

Tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân khách hàng tốt hơn

Chiến lược giá đóng vai trò quan trọng trong việc định hình doanh thu và lợi nhuận. Một mức giá hợp lý và thuận lợi cho đối tượng mục tiêu sẽ tạo sự hấp dẫn, đồng thời nâng cao khả năng chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng. Nếu có chiến lược định giá phù hợp sẽ giúp thu hút và giữ chân khách hàng lâu dài, từ đó tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi.

Tăng lợi thế cạnh tranh với đối thủ

Đặt giá sản phẩm/ dịch vụ thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh là một chiến lược về giá hấp dẫn, giúp chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến tổn thất về lợi nhuận, bởi nó có thể phát sinh nếu giá quá thấp hoặc không đủ để bù đắp chi phí.

Riêng những sản phẩm/ dịch vụ có giá trị cao, việc đặt mức giá cao góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu sang trọng, thu hút nhóm khách hàng đòi hỏi chất lượng và sẵn sàng chi trả cao hơn. Bạn đừng quên, việc cung cấp các gói giá linh hoạt cũng là một cách giữ được lợi thế cạnh tranh trên nhiều phân khúc thị trường.

Phát triển giá trị thương hiệu

Tăng giá trị thương hiệu trong tâm trí khách hàng

Lựa chọn các chiến lược giá cao hơn so với đối thủ là cách làm khôn ngoan mà nhiều doanh nghiệp đã và đang áp dụng. Với cách này, bạn dễ dàng xây dựng hình ảnh thương hiệu sang trọng, chất lượng và độc đáo. Sự thật là khách hàng thường liên kết giá cao với chất lượng và độ tin cậy của thương hiệu.

Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc chọn phân khúc giá trung bình, tạo hình ảnh thương hiệu trung thực và cung cấp giá trị đối với khách hàng, duy trì lợi thế cạnh tranh. Đặt giá cho sản phẩm/dịch vụ ở mức thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh thể hiện sự tập trung vào việc cung cấp giá trị với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng định giá quá thấp có thể ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị thương hiệu và lợi nhuận.

Nâng cao giá trị thương hiệu với khách hàng

Lý do cuối cùng mà bạn phải thực hiện chiến lược giá trong marketing chính là nâng cao giá trị thương hiệu với khách hàng. Cách định giá khóa học hiệu quả đòi hỏi sự cân nhắc tỉ mỉ giữa giá cả và giá trị của sản phẩm/ dịch vụ. Nếu khách hàng cảm nhận giá trị vượt trội so với số tiền bỏ ra, họ sẽ cảm thấy hài lòng và củng cố giá trị thương hiệu. Ngược lại, nếu giá cao hơn so với giá trị nhận được, có thể dẫn đến thất vọng và tác động tiêu cực đến uy tín của thương hiệu.

10+ Chiến lược định giá phổ biến trong Marketing mà bạn nên biết

Hiện nay, có rất nhiều chiến lược đang được áp dụng và thành công. Vậy nên, để mang lại cái nhìn tổng quan và giúp bạn lựa chọn phương án phù hợp, Hùng sẽ tổng hợp các chiến lược giá phổ biến nhất 2024 ngay sau đây.

Chiến lược thâm nhập thị trường (Market-penetration Pricing)

Chiến lược thâm nhập thị trường

Chiến lược thâm nhập thị trường thường được ưa chuộng khi sản phẩm mới ra mắt. Bạn sẽ thực hiện chiến dịch giảm giá sản phẩm để hấp dẫn khách hàng và tạo áp lực đối với đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần.

Mục tiêu duy nhất là chiếm thị phần, sau đó định vị lại giá để thu hồi vốn và tăng giá trị thương hiệu. Chiến lược sẽ phù hợp với mặt hàng FMCG (Fast Moving Consumer Goods – Ngành hàng tiêu dùng nhanh) và có vòng đời sản phẩm dài.

Chiến lược hớt váng sữa (Market-Skimming Pricing)

Chiến lược hớt váng sữa tuân thủ theo nguyên tắc cơ bản là ngay khi dịch vụ mới được ra mắt, bạn cần thiết lập một mức giá để tối ưu hóa lợi nhuận từ phân khúc khách hàng sẵn sàng chi trả cao cho sản phẩm đó. Với bản chất “hớt váng sữa”, chiến lược này nhắm đến một đối tượng khách hàng nhỏ, chấp nhận số lượng bán ra ít nhưng lợi nhuận đạt được lại lớn đến không ngờ. Đây là chiến lược định giá sản phẩm phổ biến được thực hiện nhiều nhất trong lĩnh vực công nghệ.

Apple là minh chứng sống rõ nhất khi ai nhắc đến chiến lược giá là gì? Apple thực hiện chiến lược hớt váng sữa ngay khi tung ra các sản phẩm mới với giá cao, sau đó giảm dần để mở đầu cho chuỗi chiến lược tương tự với các phiên bản sau.

Chiến lược giá theo dòng sản phẩm (Product line Pricing)

Chiến lược theo dòng sản phẩm

Để mang đến sự đa dạng cho khách hàng, một số doanh nghiệp đã đổi mới sản phẩm/ dịch vụ gốc thành nhiều phiên bản khác nhau, sắp xếp từ phiên bản cơ bản đến phiên bản cao cấp. Tất cả những phiên bản này tạo nên một “Product line” – dòng sản phẩm. Dựa trên giá trị gia tăng của từng phiên bản, dịch vụ của bạn cũng chiếm ưu thế hơn khi xác định mức giá phù hợp. Đây được xem là chiến lược về giá theo dòng sản phẩm.

Chiến lược định giá đánh vào từng phân khúc (Segmented pricing)

Dù cùng một loại sản phẩm hay dịch vụ nhưng bạn cần có xu hướng chia ra và áp dụng các chiến lược giá khác nhau tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng cụ thể.

Chẳng hạn, trong lĩnh vực xe buýt, công viên giải trí hoặc rạp chiếu phim sẽ có mức giá ưu đãi dành cho trẻ em, người cao tuổi, học sinh và sinh viên. Điều này giúp tạo ra sự công bằng và khuyến khích nhiều đối tượng khách hàng khác nhau sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của bạn.

Chiến lược giá theo tâm lý (Psychological pricing)

Định giá theo tâm lý khách hàng

Trong kinh doanh, không thể bỏ qua chiến lược Psychological Pricing. Đây là cách định giá linh hoạt thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, dựa trên việc thu thập và nghiên cứu cảm xúc của khách hàng, thay vì chỉ tập trung vào các phản ứng thông thường.

Hùng lấy ví dụ, trong lĩnh vực kinh doanh giáo dục online, bạn sẽ nhìn thấy khá nhiều khóa học có giá được thiết kế là 599.000VNĐ, 1.990.000VNĐ thay vì 600.000VNĐ và 2.000.000VNĐ để tác động vào tâm lý của học viên. Điều này tạo ấn tượng rằng khóa học có giá trị nhưng không quá đắt đỏ. Ngược lại, một số khóa học có thể tăng giá sản phẩm cao hơn so với giá trị thực tế để chạm vào tâm lý “tiền nào của nấy” của học viên.

Chiến lược giá trả sau/ trả góp (Credit-term pricing)

Ngày nay, thanh toán theo hình thức trả góp/ trả sau được nhận định là chiến lược tài chính hữu ích, đặc biệt khách hàng trẻ. Điều này góp phần giữ chân khách hàng và đồng thời tạo thêm nguồn lợi nhuận thông qua việc áp dụng lãi suất trả sau.

Credit-term Pricing còn có thể áp dụng cho các chương trình trả góp học phí các khóa học online. Với cách thức đăng ký, phương pháp trả góp và thanh toán dễ dàng, giúp chiến lược Credit-term Pricing còn là cơ hội để khách hàng sở hữu những dịch vụ mà bạn cung cấp.

Chiến lược giá khuyến mãi (Promotional Pricing)

Chiến lược tổ chức các chương trình khuyến mãi

Tận dụng các chương trình khuyến mãi hiện đang được áp dụng rộng rãi hiện nay. Trong những dịp đặc biệt như lễ, Tết, sinh nhật hay ngày sale lớn trong năm sẽ thường giảm giá các sản phẩm/ dịch vụ để kích thích doanh số. Việc tạo ra sự kiện xuyên suốt năm giúp duy trì sự chú ý của khách hàng và góp phần xây dựng hình ảnh tích cực cho thương hiệu.

Chiến lược điều chỉnh giá theo combo (Product bundle pricing/ Combo pricing)

Áp dụng chiến lược giá combo là một cách thông minh để tăng doanh số bán hàng. Bằng cách kết hợp những sản phẩm tương đồng hoặc có thể sử dụng cùng nhau, bạn có thể tạo ra những gói sản phẩm/ dịch vuh hấp dẫn với mức giá ưu đãi so với việc mua tách lẻ.

Ví dụ một số khóa học trực tuyến sẽ sẽ áp dụng tính giá combo bao gồm khóa học phát âm và giao tiếp phản xạ tiếng Anh online, combo sẽ diễn ra trong khoảng thời gian nhất định với số lượng giới hạn. Điều này tạo cơ hội cho học viên trải nghiệm nhiều khóa học khác nhau và thúc đẩy quyết định tham gia những khóa học tiếp theo.

Chiến lược Freemium (Freemium Pricing)

Kết hợp định giá miễn phí và trả phí

Chiến lược Freemium là sự kết hợp giữa miễn phí và trả phí (Free – Premium), thường được các công ty công nghệ, ứng dụng phần mềm sử dụng. Theo đó, bạn cung cấp phiên bản miễn phí cho người dùng trải nghiệm, trong đó bao gồm các tính năng cơ bản. Người dùng có thể trả thêm phí để nâng cấp lên phiên bản cao cấp hơn để nhận được những tính năng vượt trội hơn.

Chiến lược định giá với sản phẩm đi kèm (Optional-product Pricing)

Sản phẩm/ dịch vụ đi kèm bắt buộc là những sản phẩm phụ không thể tách rời sản phẩm hay dịch vụ chính. Với việc áp dụng chiến lược này nhằm tăng khả năng cạnh tranh và hạn chế “tồn kho” hiệu quả.

≫ Tìm đọc ngay: Cách tăng doanh số bán khóa học online

Là một nhà kinh doanh thông thái, bạn cần xây dựng chiến lược giá hợp lý và hiệu quả để nâng cao khả năng cạnh tranh cho dịch vụ của mình. Hy vọng rằng những thông tin hữu ích mà Hùng vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về tầm quan trọng của các chiến lược định giá. Chúc bạn áp dụng thành công!